VN-Index chỉ có thể đạt đỉnh ở con số 830?
Dựa trên mối quan hệ vốn hóa thị trường/GDP và VN-Index, các chuyên gia cho rằng 830 là "điểm tới hạn" của chỉ số.
- 08-09-2017VN-Index “tằng tằng” vượt 800 điểm mà tài khoản vẫn lỗ, nên làm gì?
- 24-08-2017VN-Index hay Sabeco-Index: Khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng mạnh bởi SAB
- 23-08-20179/17 quỹ nội "chiến thắng" chỉ số VN-Index trong nửa đầu năm 2017
"Dựa trên kế hoạch tăng trưởng GDP thực tế năm nay ở mức 6,7%, giả định chỉ báo dao động quanh mức ngưỡng 22% - 40% và giả lập kịch bản, xác suất cao VNIndex có thể đóng cửa năm ở quanh mức 810 – 830 điểm" - Đó là nhận định của bộ phận Phân tích thuộc CTCK Rồng Việt (VDSC) trong báo cáo mới đây.
CTCK này trước đây đã từng dự báo VN-Index dựa trên mối quan hệ giữa vốn hóa thị trường chứng khoán và GDP. Năm ngoái, VDSC sử dụng phương pháp tương tự và thu được kết quả VNIndex có khả năng cao nhất đóng cửa trong vùng 650 – 660 và thực tế VNIndex đóng cửa năm ở mức 664,87.
Theo Rồng Việt, trong Q3, GDP đã đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng, vượt khỏi nhiều dự báo trước đó và khiến cho mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm nay trở thành khả thi. Trước việc GDP tăng mạnh như vậy, thị trường chứng khoán có vẻ cũng đang được hưởng lợi nhất định. Theo dõi chỉ số vốn hóa thị trường/GDP, VDSC nhận thấy chỉ số này tăng liên tục từ 37% lên 41% rồi 43% trong 3 quý vừa qua.
Chỉ số vẫn tiếp tục tăng cao nhưng nền tảng tăng điểm của VNIndex lại không bền vững khi cổ phiếu ngày một phân hóa, cổ phiếu vốn hóa lớn luân phiên tăng để kéo chỉ số. Do đó, nhà đầu tư nên rất thận trọng trong giai đoạn này.
Thông thường, tại các thị trường phát triển, chẳng hạn như Mỹ, một số tổ chức chia thang đánh giá chỉ số qua chỉ báo “Market cap/GDP” như sau:
Do thị trường Việt Nam chỉ mới được phân loại vào nhóm thị trường cận biên (frontier market) nên đánh giá theo tiêu chí nêu trên không phù hợp. Tại Việt Nam, VDSC thử ứng dụng chỉ báo này vào VNIndex và nhận thấy chỉ báo này có thể được ứng dụng theo một cách riêng.
Từ biểu đồ này, có thể rút ra nhận xét:
Ngưỡng phổ biến của chỉ báo dao động từ 22% - 30%. Diễn biến của chỉ báo và VNIndex khá tương đồng nhau. Có thể nhận thấy khi chỉ báo giảm về mức rất thấp như giai đoạn năm 2006 (~14%) thì ngay lập tức tăng trở lại để vào vùng 22% -30%. Và sau đó, khi đạt đỉnh 30% tại giai đoạn 2007 – 2008 thì đó cũng là lúc VNIndex đạt mức điểm kỷ lục 1.072 điểm và rớt mạnh.
Diễn biến tiếp theo khi chỉ báo tạo đáy năm 2009 ở mức thấp kỷ lục là 9% thì cũng cùng lúc VNIndex tạo đáy 281 điểm và đi lên sau đó. Từ năm 2011 đến hiện tại, có thể nhận thấy xu hướng tương đồng khá rõ trong diễn biến của chỉ báo vống hóa/GDP và VNIndex: chỉ báo chạm ngưỡng 22% bật lên ,chạm ngưỡng 30% thì bật xuống và VNIndex cũng biến động tương tự.