MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VN-Index đảo chiều ngoạn mục từ đáy, nhiều cổ phiếu vẫn "lỡ tàu", giảm sàn "trắng bên mua"

VN-Index đảo chiều ngoạn mục từ đáy, nhiều cổ phiếu vẫn "lỡ tàu", giảm sàn "trắng bên mua"

Dù các nhóm cổ phiếu đồng loạt vẽ màu xanh tím lên bảng điện song NVL, PDR, EIB, HPX, DHC, VPI... vẫn bị bỏ lại phía sau.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên ngược dòng ngoạn mục từ mức giảm gần 40 điểm trong phiên lên đóng cửa tăng 31 điểm. Dòng tiền bắt đáy giúp giải tỏa áp lực cho hầu hết các nhóm ngành từ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép, dầu khí, bán lẻ, thủy sản, dệt may, xây dựng... Màu xanh tím trở lại ngập tràn trên bảng điện nhưng vẫn còn một số cái tên bị lực bán áp đảo nhấn xuống mức giá sàn, dư bán hàng chục triệu đơn vị nhưng không có lực cầu.

VN-Index đảo chiều ngoạn mục từ đáy, nhiều cổ phiếu vẫn lỡ tàu, giảm sàn trắng bên mua - Ảnh 1.

Nhiều cổ phiếu vẫn nằm im tại mức giá sàn, dư bán hàng chục triệu đơn vị

Bộ đôi cổ phiếu rổ VN30 là NVL của Novaland và PDR của Phát Đạt tiếp tục chìm trong sắc xanh sàn, "trắng bên mua", thậm chí PDR có thời điểm dư bán giá sàn xấp xỉ 100 triệu cổ phiếu, tương ứng 1/6 lượng cổ phần đang lưu hành của doanh nghiệp này. Chuỗi giảm điểm của PDR nâng lên con số 21 trong đó đã 9 liên tiếp gần nhất thị giá giảm sàn. Tương tự, đây cũng là phiên thứ 10 cổ phiếu NVL "nằm sàn".

So với đỉnh, PDR đã giảm gần 70% về mức thấp nhất trong vòng gần 23 tháng trong khi NVL cũng mất tới 63% sau hơn 11 tháng. Vốn hoá hai doanh nghiệp này tổng cộng đã mất hơn 140.000 tỷ đồng.

VN-Index đảo chiều ngoạn mục từ đáy, nhiều cổ phiếu vẫn lỡ tàu, giảm sàn trắng bên mua - Ảnh 2.

Cổ phiếu PDR giảm sàn 9 gần nhất

Giải trình về việc cổ phiếu giảm sàn liên tục, cả Novaland và Phát Đạt đều cho biết nguyên nhân đến từ yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô, nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Riêng Phát Đạt còn khẳng định thêm hoạt động công ty vẫn bình thường, hiệu quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 vẫn đang tăng trưởng tốt, hoàn toàn không có biến động gì xấu làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Việc thị giá giảm sàn cũng khiến loạt lãnh đạo của Phát Đạt bị các công ty chứng khoán "call-margin" và bán giải chấp cổ phiếu. Tỷ lệ cho vay ký quỹ của hai mã NVL và PDR cũng bị một số công ty chứng khoán hạ xuống mức thấp.

VN-Index đảo chiều ngoạn mục từ đáy, nhiều cổ phiếu vẫn lỡ tàu, giảm sàn trắng bên mua - Ảnh 3.

NVL cũng mất 63% từ đỉnh

Một mã chứng khoán cũng thuộc ngành bất động sản là HPX của Đầu tư Hải Phát kết phiên giảm 6,9% xuống 16.100 đồng/cp, là phiên thứ 4 liên tiếp mã này giảm sàn và phiên thứ 8 đóng cửa dưới ngưỡng tham chiếu. Dư bán giá sàn phiên hôm nay lên tới hơn 15 triệu đơn vị song chỉ vỏn vẹn 15.300 đơn vị được giao dịch.

Đáng chú ý, trong ngày 14/11 trước đó, Chứng khoán BSC đã thông báo cắt margin đối với mã chứng khoán này. Còn trong động thái mới nhất, Chủ tịch HĐQT Đỗ Quý Hải cùng Phó Tổng Giám đốc Đỗ Quý Thành đã đăng ký gom tổng cộng 10 triệu cổ phiếu HPX, ước tính chỉ khoảng hơn 160 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

VN-Index đảo chiều ngoạn mục từ đáy, nhiều cổ phiếu vẫn lỡ tàu, giảm sàn trắng bên mua - Ảnh 4.

Cổ phiếu DHC của Đông Hải Bến Tre cũng có phiên giảm sàn thứ 6 liên tiếp và đóng cửa lùi xuống mức 31.050 đồng/cp. So với đỉnh đạt được hồi tháng 11/2021, cổ phiếu này đã "bay" mất gần 66% thị giá, vốn hóa theo đó lùi xuống mức dưới 2.200 tỷ đồng.

DHC là doanh nghiệp sản xuất bột giấy, giấy và bìa, giấy nhăn, bao bì từ giấy, in ấn và các dịch vụ liên quan đến in. Việc DHC giảm mạnh khiến Chủ tịch HĐQT là ông Lương Văn Thành liên tục bị "call margin" hàng triệu cổ phiếu, cộng thêm tỷ lệ margin tại mã chứng khoán này cũng bị hạ xuống.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của DHC ghi nhận doanh thu quý 3 đạt 970 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. LNST đem về đạt hơn 64 tỷ đồng, giảm 27% so với quý 3/2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm, DHC lãi ròng gần 296 tỷ đồng, giảm 24% so với kết quả cùng kỳ năm trước.

VN-Index đảo chiều ngoạn mục từ đáy, nhiều cổ phiếu vẫn lỡ tàu, giảm sàn trắng bên mua - Ảnh 5.

Ngoài những cái tên đáng chú ý kể trên, EIB của NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, IBC của Apax Holdings hay VPI của Đầu tư Văn Phú Invest cũng đều bị bỏ lại phía sau khi đồng loạt đóng cửa giảm sàn. So với đỉnh, thị giá IBC đã giảm đến 37% trong khi cổ phiếu ngân hàng là EIB mất tới 54% chỉ sau nửa đầu tháng 11.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên