Dòng tiền đổ mạnh vào nhóm khu công nghiệp, dệt may, VN-Index giữ được mốc 990 điểm trong phiên cuối tuần
Trong phiên hôm nay, mặc dù thị trường giảm nhưng vẫn xuất hiện khá nhiều điểm sáng. Nhóm Khu công nghiệp (NTC, D2D, SIP, TIP, BCM, SZL, SZC…), hay dệt may (TCM, TNG, STK, MSH…) tăng mạnh nhờ kỳ vọng hưởng lợi từ chiến tranh thương mại.
- 02-08-2019Cầu đường CII (LGC) báo lãi 356 tỷ đồng nửa đầu năm, vượt 17% chỉ tiêu LNST cả năm
- 02-08-2019Thủy sản Hùng Vương (HVG) lỗ tiếp 129 tỷ đồng trong quý 3, nâng tổng lỗ từ đầu năm lên 257 tỷ đồng
- 02-08-2019Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 02/08
Phiên giao dịch buổi chiều diễn ra có phần tích cực hơn khi nhiều Bluechips đã thu hẹp đà giảm, hoặc thậm chí tăng điểm (FPT, VPB, PNJ, POW, BID,…) giúp thị trường dần hồi phục.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index chỉ còn giảm 6,29 điểm (0,63%) xuống 991,1 điểm; HNX-Index giảm 0,17% xuống 103,7 điểm và Upcom-Index giảm 0,47% xuống 58,57 điểm. Thanh khoản thị trường khá tốt với giá trị khớp lệnh 3 sàn khoảng 4.000 tỷ đồng.
Hôm nay là ngày cuối cùng của đợt cơ cấu danh mục VFMVN30 ETF. Tuy nhiên, diễn biến thị trường không có quá nhiều biến động lớn trong phiên ATC.
Cổ phiếu GTN bất ngờ tăng mạnh hơn 4% phiên hôm nay, lên 19.600 đồng. Kết quả kinh doanh quý 3/2019 cho thấy, dù mới hoàn thành phần nhỏ chỉ tiêu kinh doanh cả năm nhưng hoạt động kinh doanh của GTN có phần hồi phục cùng nhu cầu sữa trên thị trường đang cải thiện.
Khối ngoại bán ròng gần 200 tỷ trên toàn thị trường, tập trung vào VJC (109,4 tỷ đồng), HPG (46 tỷ đồng), BVH (43 tỷ đồng)…
Trong phiên hôm nay, mặc dù thị trường giảm nhưng vẫn xuất hiện khá nhiều điểm sáng. Nhóm Khu công nghiệp (NTC, D2D, SIP, TIP, BCM, SZL, SZC…), hay dệt may (TCM, TNG, STK, MSH…) tăng mạnh nhờ kỳ vọng hưởng lợi từ chiến tranh thương mại.
Nhóm bất động sản, xây dựng cũng xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực với CTD, DRH, HBC, HDG, LDG, LCG, NTL…tăng điểm.
=======================================
Sau những phút bán mạnh đầu phiên, thị trường đang dần hồi phục trở lại về cuối phiên sáng. Nhiều Bluechips đã thu hẹp đà giảm, trong khi một số cổ phiếu lớn như CTG, VPB, POW, BID đã lấy lại sắc xanh giúp thị trường thu hẹp đà giảm.
Việc Mỹ tăng áp thuế với Trung Quốc, cũng như tâm lý thận trọng khi VFMVN30 ETF sẽ tiến hành cơ cấu danh mục trong phiên chiều nay đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý thị trường.
Trong sáng nay, nhóm cổ phiếu khu công nghiệp (BCM, NTC, D2D, SIP, SZL, SZC, IDV, BAX…), cùng với dệt may (TCM, TNG, STK, MSH…) thu hút dòng tiền khá tốt với kỳ vọng hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại.
Trong khi đó, các nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí nhìn chung vẫn chịu áp lực bán khá mạnh.
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 6,94 điểm (0,7%) xuống 990,45 điểm; HNX-Index giảm 0,34% xuống 103,53 điểm và Upcom-Index giảm 0,59% xuống 58,5 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức khá với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt gần 2.000 tỷ đồng.
Khối ngoại sau những phút bán ròng đầu phiên đã quay đầu mua ròng 5 tỷ đồng. Việc khối ngoại mua ròng trở lại góp phần hỗ trợ tâm lý giới đầu tư.
=========================================
Phiên giao dịch 2/8 diễn ra không thực sự tích cực trong những phút đầu phiên. Thông tin Mỹ áp thêm thuế với hàng hóa Trung Quốc khiến chứng khoán Châu Á "đỏ lửa" và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Tại thời điểm 10h, chỉ số VN-Index giảm 9,44 điểm (0,95%) xuống 987,95 điểm. Trước đó, có thời điểm VN-Index mất 12 điểm xuống 985 điểm. Tương tự VN-Index, chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,28% xuống 103,59 điểm và Upcom-Index giảm 1,09% xuống 58,2 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị khớp lệnh 1.000 tỷ đồng. Khối ngoại hiện bán ròng 10 tỷ trên HoSE.
Các Bluechips BVH, FPT, GAS, HPG, MSN, VCB, SAB, VIC, VHM, VRE…là đầu tàu dẫn dắt thị trường giảm điểm. Đà giảm cũng lan rộng ra nhiều nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, dầu khí…
Trong khi đó, nhóm khu công nghiệp đang ngược dòng thị trường bứt phá với nhiều mã tăng mạnh như NTC, SIP, D2D, BAX, BCM, TIP, SZL, SZC, IDV…với kỳ vọng hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại.