VNDS: Cổ phiếu ngành Thực phẩm và đồ uống sẽ tiếp tục thăng hoa trong năm 2017
Với ROE trung bình 18,5%, P/E 15,1x, nhóm thực phẩm chế biến đang ở trong vùng định giá khá hấp dẫn song đa số các DN có khả năng sinh lời tốt như SGC, SAF, CMF đều có thanh khoản kém.
- 28-01-2017Phong thủy năm Đinh Dậu: Ngành nào “ăn nên làm ra”?
- 28-01-2017Hãy tự tin đầu tư, chuyên gia phong thủy đã nói: Chứng khoán sẽ tăng
- 27-01-2017Nếu Tết này chưa sắm ô tô, nhà đầu tư có thể "ngắm" cổ phiếu ô tô cho danh mục năm 2017
Trong báo cáo phân tích mới đây của CTCK VNDIRECT, các chuyên gia đánh giá rằng, trong khi nền kinh tế vận hành ổn định, giá cả hàng hóa thiết yếu có xu hướng tăng nhẹ và tầng lớp trung lưu mở rộng, ngành Thực phẩm – đồ uống có cơ sở vững chắc để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số trong năm 2017.
Theo dữ liệu của VNDIRECT, trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 12%. Năm 2015, doanh thu cả ngành đạt 1.033 tỷ đồng, tăng 14,3%, trong đó thực phẩm ước đạt 690 nghìn tỷ, chiếm tỷ trọng 67%, đồ uống có cồn đạt 203 nghìn tỷ, chiếm 19,7%.
Giai đoạn 2016 – 2017, xu hướng mở rộng sản xuất
Cụ thể, Vinasoy (QNS) xây dựng nhà máy sữa công suất 90 triệu lít sữa ở Bình Dương; KDC sẽ tiếp tục mở thêm nhà máy mì ăn liền miền Nam sau nhà máy đầu tiên ở Bắc Ninh; SAB mở nhà máy công suất 50 triệu lít ở Vĩnh Long. Qua đó chứng tỏ tăng trưởng dành cho thực phẩm đồ uống vẫn còn nhiều dư địa.
Tuy nhiên, VNDS cho rằng, ngành F&B cũng sẽ chịu áp lực trước sự bật tăng trở lại của giá năng lượng và một số nguyên liệu đầu vào, đồng thời, phải phát triển tương thích với sự xu hướng mới của ngành bán lẻ. Xu hướng mua sắm đang dịch chuyển mạnh mẽ từ kênh truyền thống (chợ, tạp hóa nhỏ) sang những kênh hiện đại hơn (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, mua hàng trực tuyến).
Mặt khác, người tiêu dùng đang dần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hơn vấn đề giá cả. Vì vậy, sự tăng trưởng của ngành chỉ thực sự có lợi cho những DN nào có khả năng phát triển các sản phẩm “xanh-sạch”, nhạy bén với xu hướng mua sắm mà đồng thời vẫn quản lý được chi phí.
Các chuyên gia nhận định, trong năm 2017 cổ phiếu F&B sẽ tiếp tục thăng hoa, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nhờ qui mô lẫn chất lượng.
Với ROE trung bình 18,5%, P/E 15,1x, nhóm thực phẩm chế biến đang ở trong vùng định giá khá hấp dẫn song đa số các DN có khả năng sinh lời tốt như SGC, SAF, CMF đều có thanh khoản kém.
Triển vọng từng nhóm ngành
Các chuyên gia phân tích đánh giá triển vọng tích cực đối với nhóm ngành Bia & đồ uống nhờ vào: (1) tiêu thụ bia/đầu người tăng nhờ thu nhập tăng; (2) cơ hội phát triển các sản phẩm đồ uống cao cấp; (3) thoái vốn Nhà nước tại các DN đầu ngành như Habeco, Sabeco sẽ tạo ra nhiều giá trị tăng tính cạnh tranh cho DN.
Đối với ngành sữa, VNDS cho rằng rủi ro từ tăng giá sữa nguyên vật liệu không lớn. Sau khi sụt giảm trong vòng 2 năm, giá sữa nguyên vật liệu (NVL) đã bắt đầu tăng mạnh kể từ Q2/2016. Tính đến nay, sữa bột nguyên kem đã phục hồi khoảng 50%, bơ tăng 50% - 70%, phô mai tăng 30 – 40% so với mức đáy. Giá sữa nguyên kem đang chạm mức $3220/tấn tại thị trường. Tuy nhiên, mức giá này được xem là khá bền vững do lượng sữa bột tồn kho đang tương đối lớn, nhu cầu về sữa hiện vẫn duy trì ở mức vừa phải và cộng với tình hình giá ngũ cốc vẫn đang ở mực thấp thấp.
“Vì vậy, chúng tôi đánh giá triển vọng nhóm Sữa tích cực do rủi ro giá sữa NVL tăng trở lại mức đỉnh năm 2014 là rất thấp.” – Báo cáo viết.
Nhóm Bánh kẹo được đánh giá là nhiều tiềm năng song năng lực cạnh tranh còn yếu kém. Do KDC đã chuyển nhượng hết mảng bánh kẹo và lấn sân sang lĩnh vực thực phẩm chế biến, hiện chỉ còn 3 công ty đầu ngành đang niêm yết là BBC, HHC và HNF (UPCOM).
“Mặc dù tiềm năng phát triển ngành còn nhiều, song chúng tôi đánh giá triển vọng trung lập cho các nhóm bánh kẹo do thị trường bánh kẹo đang có sự cạnh tranh khốc liệt trong khi các DN trong nước còn khá yếu kém về khâu sản xuất lẫn phân phối so với các đối thủ nước ngoài.”