Vợ chồng hoạ sĩ từ ăn cơm bo bo đến xây cơ ngơi đồ sộ, sinh ba con trai đều thành đạt
Suốt nửa thế kỷ, cặp vợ chồng gạo cội trong làng vẽ trải qua biết bao thăng trầm, khó khăn vẫn cùng đồng cam cộng khổ.
- 26-07-2022Chuyên gia cảnh báo 3 cách làm việc phá hoại giấc ngủ: Số 1 và 3 là thói quen của nhiều dân văn phòng
- 25-07-2022Một ngành nghề không chỉ nhận mức lương hấp dẫn, được du lịch suốt ngày, nhưng mặt khó đằng sau không phải ai cũng chịu được
- 21-07-2022Người dân ở tỉnh, thành phố nào khỏe nhất cả nước?
Hai tâm hồn nghệ thuật gặp nhau
Chú Lê Triều Điển (80 tuổi, Bến Tre) và cô Phạm Thị Quý (70 tuổi, Bến Tre) đã kết hôn được 50 năm. Chuyện tình yêu và đám cưới vàng của cô chú khiến người ta ngưỡng mộ. Hồi trẻ chú Điển tham gia trong các nhóm yêu mến nghệ thuật, văn nghệ, nhà văn nhà thơ. Trong một buổi kỷ niệm, cô Quý xuất hiện cùng với nhóm thơ văn.
Lúc này, tất cả thành viên ngồi lại để cùng nhau đặt tên quán cà phê. Cũng như bao người, cô Quý đưa ra ý kiến khiến chú Điển phải ngoái nhìn. "Cô ấy đưa ý kiến là mình chú ý bởi vì dân văn học nói là thấy có duyên dáng sẵn bên trong, như rót vào tai mình".
Trong khi đó, từ khi còn đi học đã hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên và tham gia viết báo văn nghệ tại địa phương. Dạo ấy, cô hay xem triển lãm tranh và rất thích tranh của chú Điển dù chưa biết mặt.
Chú Điển và cô Quý cùng yêu hội hoạ.
Cả hai đều âm thầm mến nhau từ đó, đến dịp cùng tham gia công lạc bộ nghệ thuật có người bạn nói nhỏ với cô Quý: "Hình như anh Điển để ý bạn đó. Thấy anh làm chân dung thạch cao giống bồ dữ lắm". Rồi trong một lần đi sinh hoạt, hai cô chú cùng ngồi trên chuyến xe buýt, chú Điển bất ngờ chủ động nắm tay cô Quý. Dù không ai nói với ai câu nào nhưng chàng hoạ sĩ và cô nhà thơ ngầm bắt đầu một mối quan hệ yêu đương.
Đến năm 1972, cô Quý và chú Điển kết hôn, lúc đó đằng trai 30 tuổi còn đằng gái mới 19 tuổi. Họ có với nhau 3 người con trai. "Đúng ra thời trẻ chiến tranh nghĩ là không nên cưới vì mọi chuyện không lường trước được nhất là sự sống và cái chết luôn trong gang tấc. Sau khi hiệp định Paris thành công, vui mừng vì đất nước sắp hòa bình tôi chạy lên báo cho Quý và nghĩ không cưới lỡ mai mốt vuột mất cô ấy thì sao", chú Điển tâm sự.
Hành trình bên nhau của cô chú trải qua đủ thăng trầm, khó khăn và cũng có những lúc vinh quang cùng nhau. Sau giải phóng, hai vợ chồng làm đủ nghề từ bán chè, gói bánh, cắt cỏ thuê, cắt rau muống, bán báo, bán sữa đậu nành... để mưu sinh và giữ nghiệp vẽ.
Đồng cam cộng khổ suốt 50 năm
Dù nặng gánh con nhỏ, cô chú vẫn cùng nhau chăm sóc nhóm hội họa ở Vĩnh Long, cưu mang gần chục đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn nhưng có năng khiếu và đam mê hội hoạ. Đó là các gia đình khó khăn gửi các em có năng khiếu tới học. Có thời điểm khó khăn cô chú mỗi tháng chỉ có 15kg gạo, có lúc chỉ có bo bo, ngày nào cũng nấu cơm bo bo hoặc say làm bánh mì hoặc ăn đọt mì kho khô quẹt.
Trải qua đủ khó khăn, nhưng đôi vợ chồng vẫn luôn đồng cam cộng khổ giữ nghề. Đến khi đất nước mở cửa, cô chú lên Sài Gòn thì may mắn tranh bán đắt khách rồi cùng nhau gây dựng được cơ ngơi cất căn nhà 3-4 tầng, nuôi các con vào đại học.
Cô Quý và chú Điển vẫn mặn nồng như hồi mới yêu
"Hồi đó có rất nhiều hoạ sĩ nổi tiếng, có người bán tranh hơn trăm nghìn đô. Thừa hưởng thay đổi của thành phố, giao lưu tiếp đón người nước ngoài những nhà sưu tập nước ngoài đổ xô mua. tranh được mang ra nước ngoài sưu tập thì tranh của tôi lên cũng lên giá.Từ đó có tiền xây cất nhà", chú Điển chia sẻ.
Đến nay, trong lĩnh vực hội họa, chú Điền và cô Quý là hai cây cọ lão làng. Còn trong cuộc sống vợ chồng, họ cũng rất ăn ý. Chính tình yêu chân thành và hai tâm hồn đồng điệu với nghệ thuật đã gắn bó họ cả nửa thế kỷ.
Tình yêu đẹp của cặp vợ chồng hoạ sĩ được đánh dấu bằng kỷ niệm triển lãm nghệ thuật với chủ đề: "50 - 60 - 70". Đây được xem là sự kiện đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày cưới của họa sĩ Lê Triều Điển và nhà thơ Hồng Lĩnh (cô Quý).
Nguồn: Tình trăm năm
Trí thức trẻ