MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém

10-08-2021 - 14:47 PM | Sống

Nếu còn bỡ ngỡ trong lần đầu tiên làm nhà, loạt kinh nghiệm này sẽ giúp bạn trút được cả một gánh nặng đấy.

Anh Nhơn Hoàng (28 tuổi) hiện đang làm việc trong ngành quảng cáo truyền thông. Vì công việc thường xuyên tiếp xúc với nhiều cái "đẹp", nên khi mua căn nhà đầu tiên, anh cực kỳ đầu tư và tâm huyết. Với anh, ngoài là nơi sinh hoạt, nhà phải là nơi muốn về sau ngày làm việc mệt mỏi (đặc biệt vì ngành nghề của anh khá áp lực).

Căn hộ của gia đình ở Sunrise Riverside, chỉ 2 phòng ngủ với 71m2. Diện tích căn hộ khiêm tốn, mà cả 2 vợ chồng anh đều thích đơn giản nên đã chọn phong cách Minimalism.

Chọn chung cư hay nhà đất?

Căn hộ này gia đình anh đã ở được khoảng 1 năm. Với xu hướng nhiều người muốn mua nhà đất, chứ ở chung cư không phải là "tài sản", những cặp vợ chồng trẻ như gia đình anh Nhơn vẫn thích chung cư hơn (với điều kiện là chung cư ổn) vì sẽ tốt hơn cho con cái, đặc biệt lúc con cái còn nhỏ. Môi trường ở chung cư sẽ an toàn hơn, có cộng đồng/sân chơi cho con, được trang bị khá nhiều tiện ích tốt có sẵn "dưới chân nhà", và đặc biệt có đầy đủ hệ thống siêu thị/ nhà thuốc mà không cần đi đâu xa.

Về việc nên mua chung cư nào, anh Nhơn cho rằng hãy quan tâm đến độ uy tín của chủ đầu tư (vợ chồng anh chọn Novaland). Yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng con bạn phát triển, các tiện ích có tốt không, đội ngũ bảo vệ có an toàn không....

 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 1.

Căn hộ được thiết kế theo phong cách tối giản

 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 2.

Căn hộ có tone chủ đạo là xanh mint và beige

 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 3.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 4.

Chuẩn bị nguồn tiền dự phòng

Với nhiều người, mua nhà trước tuổi 30 đi kèm nhiều áp lực về tài chính và cả tinh thần. Tuy nhiên, hầu hết các chung cư đều có thể mua theo gói vay ngân hàng (bạn cần chuẩn bị trước ít nhất 30% tiền nhà tiền sửa sang/sắm nội thất), và đều có thể trả dần dần theo thời hạn vài năm hoặc trả 1 cục tuỳ kế hoạch của bạn. Vì vậy, anh Nhơn cho rằng việc áp lực chỉ còn là làm sao mình có thể trả tiền ngân hàng mỗi tháng, đồng thời vẫn còn 1 khoản để dùng dư dả (1 áp lực nhỏ nữa là phần tiền lãi ngân hàng nhiều gấp mấy lần tiền mình vay).

Phần tiền dự phòng này, từ kinh nghiệm của bản thân anh Nhơn thấy vô cùng quan trọng. Sau khi mua nhà sẽ còn rất nhiều thứ để chi, bao gồm tiền mua vật dụng trong nhà, tiền học phí sau này cho con, tiền "back up" nếu mình bị đổ bệnh không đi làm được.... Ngoài ra, quan điểm của anh Nhơn là đã làm thì làm luôn 1 lần và đúng cái mình thích nên cần chuẩn bị đủ ngân sách để mua/ xây sửa/ sắm vật dụng từ đầu.

 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 5.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 6.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 7.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 8.

Khu bếp nhỏ nhắn, gọn gàng

Nếu trì hoãn để làm từng phần sẽ rất nản, chưa kể mỗi lần xây sửa là 1 lần cực, và đợi sắm xong được cái này thì cái kia đã cũ mất. Cũng với lý do này, anh đã chọn mua nhà thô để làm mọi thứ từ đầu theo đúng ý thích, và những món thiết bị đắt tiền sẽ mua trả góp cho bớt áp lực (nhưng phải tính toán để vẫn còn tiền "dư dả" mỗi tháng).

Chọn đơn vị thiết kế trẻ trung hay giàu kinh nghiệm?

Đến giai đoạn thiết kế nhà, lời khuyên đầu tiên của anh là trước hết cần xác định rõ style mình muốn là gì. Bạn có thể tham khảo trong các nhóm FB về nhà đẹp, và tham khảo thêm trên Pinterest. Ngoài style thì cũng nên xem luôn các giải pháp thiết kế vừa đẹp vừa tiết kiệm diện tích, đặc biệt là với các căn hộ nhỏ.

Dù nhà to hay nhỏ thì đều nên mời kiến trúc sư. Chi phí thiết kế chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong toàn bộ chi phí căn nhà, nên bạn đừng tiết kiệm khâu quan trọng này. Với căn hộ của mình, anh Nhơn chọn tone xanh mint & beige làm tone chủ đạo. Gỗ chọn màu sáng để tổng thể nhẹ nhàng hơn. Thiết bị trong nhà hầu hết là màu đen vì dễ nổi (trừ TV phòng khách anh chọn màu beige cho hợp tone), giường/tủ cũng chọn tone gỗ tối hơn để không trùng với sàn.

 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 9.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 10.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 11.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 12.

Phòng ngủ lớn

Về khâu thiết kế, kinh nghiệm “xương máu” của anh Nhơn là nên chọn (1) bên thiết kế có kinh nghiệm và (2) bên thiết kế đó đã làm cho khu của bạn rồi: “Trong trường hợp của mình, mình đã chọn đại 1 team trẻ, nhưng khi thi công thì có nhiều thứ không khả thi, và "trẻ" quá nên các bạn chưa đủ chuyên nghiệp trong cách làm việc”.

Bên đã làm cho chính khu nhà bạn ở là ưu tiên số 2. Vì nếu xây/ cải tạo lại nhà chung cư, bạn cần làm theo đúng các quy chuẩn/và phải hiểu được ý của ban quản lý. Trước khi vào thi công, khâu trình duyệt bản thiết kế với ban quản lý rất cực nên nếu tìm 1 bên đã có kinh nghiệm trước đấy thì khâu này "khoẻ" hơn rất nhiều.

 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 13.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 14.

Giai đoạn thi công

Về phần thi công, anh Nhơn chọn 1 bên khác để làm chứ không giao cho bên thiết kế. Vì làm nhà lần đầu nên anh đã liên hệ 3-4 bên để xem cách họ tư vấn thế nào với mẫu 3D của mình, cũng như để so sánh giá: “Thi công là quan trọng nhất, các bạn nên ưu tiên hỏi trong mối quan hệ của mình nhé, vì như vậy sẽ "an tâm" hơn là tự tìm trên mạng”.

Và cuối cùng anh chọn bên tư vấn có tâm nhất, làm được đúng như thiết kế, và các nguyên vật liệu dùng đều là loại có chất lượng tốt với chi phí cạnh tranh (sau khi so sánh giá). Vào giai đoạn thi công, mọi người cũng nên tranh thủ 1 tuần ghé 1-2 lần để giám sát để đảm bảo không có gì bất cập.

Anh Nhơn chia sẻ về kinh nghiệm giám sát thi công của mình: “Khi trực tiếp giám sát, mình kiểm tra các nguyên vật liệu trước khi làm luôn cho chắc. Một điểm nữa ở phần thi công nội thất gỗ, là cần xác định các thể loại thiết bị cần mua, đặc biệt là căn bếp như máy hút mùi/ lò vi sóng/ máy rửa chén/ tủ lạnh/ máy giặt.... Sau đó, sẽ báo đúng kích thước cho bên thi công để làm chuẩn luôn từ đầu, tránh trường hợp làm xong tủ mới đi mua máy theo kích thước thì lại không mua đúng món mình thích”.

 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 15.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 16.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 17.
 Vợ chồng trẻ tổng kết kinh nghiệm làm nhà từ A-Z: Cách chọn đơn vị thiết kế cực thấm thía, phần tiền dự phòng quan trọng không kém  - Ảnh 18.

Phòng ngủ phụ

Về vật liệu gỗ, anh Nhơn ưu tiên gỗ MDF hoặc HDF (nếu dùng gỗ công nghiệp). Hai loại gỗ này đã được xử lý chống nước tốt, sẽ bền trong thời gian dài sử dụng. Các món đồ gia dụng cũng nên được đầu tư để vừa bền vừa đẹp. Đồ bếp có thể mua các hãng châu Âu như Bosch, Hafele, Teka..., tuỳ vào điều kiện kinh tế.

Tổng chi phí cho phần thiết kế, thi công và sắm sửa trang thiết bị cho căn hộ của anh Nhơn hết khoảng 550 triệu. Nếu bạn chỉ cải tạo lại nhà thì có thể tiết kiệm hơn nhiều.

Với những bạn trẻ vẫn còn loay hoay khi làm nhà lần đầu, hy vọng những kinh nghiệm của anh Nhơn sẽ giúp quá trình của bạn được dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Nguồn: NVCC

Theo Hà Bích Ngọc

Trí thức trẻ

Trở lên trên