Vợ đại gia sống trong biệt phủ 33.000m2 vẫn thấy 'không sung sướng', sau nửa năm quyết tâm 'bỏ nhà ra đi' nhưng lại được chồng ủng hộ vì một lý do
Trở thành vợ một doanh nhân Trung Quốc giàu có, một ngày của người phụ nữ này từng chỉ quanh quẩn ăn uống, đi dạo, đánh đàn giải trí và chờ chồng đi làm về. Điều này khiến cô cảm thấy 'đây không phải cuộc sống mình mong muốn'.
- 15-07-2023Tăng Thanh Hà công khai khen chồng doanh nhân
- 15-07-2023Đem hết tài sản rủ bạn gái đi du lịch chung, đặt mục tiêu đến 195 nước và tiêu hết tiền
- 14-07-2023Phụ kiện ‘thể hiện đẳng cấp’ được các ngôi sao hàng đầu làng banh nỉ yêu thích: Chiếc đắt nhất chỉ nặng 20g nhưng giá bằng cả gia tài
Cuộc sống tưởng trong mơ nhưng “không sung sướng” của vợ đại gia
Một chủ đề từng gây sốt trên mạng xã hội Trung Quốc: “Kết hôn với đại gia, gả vào một gia đình giàu có có thực sự tốt?”. Dưới bài đăng có một bình luận khiến nhiều người suy ngẫm: “Sống trong nhà giàu là cảm giác người ngoài muốn vào người trong muốn ra.
Những tổng tài độc đoán trong tiểu thuyết ngôn tình sẽ không bao giờ tồn tại trong thực tế và những người vợ vô tư không lo cơm ăn áo mặc cũng không hẳn là sung sướng. Điều quan trọng nhất là 2 bên phải có sự tương xứng mới nhiều khả năng hạnh phúc”.
Người phụ nữ Nhật Bản Hoshimoto Yuka, kết hôn với người chồng doanh nhân Trung Quốc giàu có hiểu sâu sắc về những điều nhắc đến trong bình luận này. Cuộc sống của Yuka có thể nói hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng của người bình thường.
Nơi ở của cô là một biệt phủ diện tích 33.000m2, sân vườn, hồ nước hay khu vui chơi cho trẻ con đều đủ cả. Ngày cuối tuần, gia đình có thể không cần rời khỏi nhà vẫn có thể giải trí, thư giãn trực tiếp ngay trong khuôn viên.
Rất nhiều đồ sứ tráng lệ được trưng bày khắp nhà thể hiện gu thẩm mỹ và nguồn tài chính của gia chủ. Trong nhà còn có một bể cá khổng lồ với những nét chạm khắc trên gỗ nguyên khối tinh xảo. Tủ, bàn trong nhà hầu hết cũng là gỗ nguyên khối. Bản thân Yuka có một riêng một căn phòng đặc biệt có phong cách trang trí, cô sử dụng để bày BST túi hàng hiệu.
Sống trong biệt phủ như vậy, nhiệm vụ của Hoshimoto Yuka rất đơn giản, đó là làm một người vợ tốt. Ăn uống đều có người chăm lo, cô chỉ có thể đánh đàn để giải trí, đi dạo, đợi chồng đi làm về và đó là hết một ngày. Một cuộc sống giàu có nhàn nhã như vậy phù hợp với mong muốn của nhiều người nhưng Yuka lại không thoải mái.
Yuka gặp rào cản ngôn ngữ, không bạn bè, mẹ chồng chỉ muốn cô ở nhà để tĩnh dưỡng, sinh con càng sớm càng tốt. Chồng doanh nhân cũng không yêu cầu cô phải ra ngoài vất vả kiếm tiền. Yuka cảm thấy đây không phải cuộc sống cô mong muốn khi trở thành người vợ toàn thời gian, mối quan hệ chỉ bó hẹp trong chồng và mẹ chồng.
Xa chồng, khởi nghiệp để thực hiện ước mơ
Theo quan điểm của Yuka, phụ nữ nên có lý tưởng và sự nghiệp của riêng mình. Bản thân cô cũng lớn lên trong một gia đình khá giả, được giáo dục tốt, từng học tại ĐH Hosei danh giá của Nhật. Yuka từng khởi nghiệp năm 19 tuổi, khi vẫn còn là sinh viên. Tuy kết quả không khả quan nhưng cô gái Nhật cũng không có ý định từ bỏ con đường kinh doanh.
Sau khi trải nghiệm cuộc sống làm “con ngoan, vợ hiền” nửa năm, Yuka "bỏ nhà ra đi", rời nhà chồng để đến Thượng Hải bắt đầu lại từ đầu. Cô muốn tìm lại giá trị sống của bản thân nên đã thành lập trung tâm dạy về AI Dee Future Academy. Quá trình bắt đầu kinh doanh chắc chắn rất khó khăn, ngay cả khi có chồng giàu có thì Yuka cũng không lợi dụng điều đó để đi đường tắt.
Rời biệt phủ 33.000m2, Yuka sống trong phòng khách sạn, đầy đủ tiện nghi nhưng không lớn bằng phòng ngủ cũ của cô. Dù vậy, người phụ nữ Nhật Bản vẫn cảm thấy hoàn toàn thoải mái vì bản thân cô vốn thích cuộc sống đơn giản. “Bớt ham muốn vật chất đương nhiên sẽ bớt lo toan. Khi đó bạn có thể tập trung vào công việc và sự nghiệp của mình”, Yuka nói.
Tuy vậy ngay cả khi Yuka khởi nghiệp thành công, vẫn có nhiều sự nghi ngờ và chỉ trích xung quanh việc cô vẫn dựa dẫm vào chồng, không làm tròn trách nhiệm người vợ. Thế nhưng người cổ vũ Yuka nhất trên con đường kinh doanh lại chính là chồng cô. Dù phải ở xa nhưng anh ủng hộ vô điều kiện sự lựa chọn của vợ, còn tích cực “làm công tác tư tưởng” cho người mẹ đang mong bế cháu của mình.
“Mỗi lần đến Thượng Hải, tôi đều gọi điện ngay về nhà. Mẹ chồng tôi sẽ động viên tôi. Quả thật tôi cũng thấy có lỗi với chồng và mẹ. Biết tôi về thăm nhà mẹ còn đặc biệt nấu món ngon cho tôi nữa”, Yuka chia sẻ.
Trong suy nghĩ của Hoshimoto Yuka, gả vào gia đình giàu có không có nghĩa cô chỉ có thể làm người nội trợ toàn thời gian. Đó là bởi sự độc lập trong cuộc sống mỗi người là vô cùng quan trọng, cô muốn tự mình vươn lên bằng nghị lực mạnh mẽ và cả sự liều lĩnh của bản thân.
Theo Toutiao
Nhịp sống thị trường