Vỡ thành 3000 mảnh, gần chục năm phục dựng: Thế giới vẫn phải kinh ngạc với độ tinh xảo của 2 cỗ xe ngựa đồng lớn nhất trong mộ Tần Thủy Hoàng
Năm 1980, trong một lần khai quật tại một hố chôn cách 20 mét về phía Tây của lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ đã vô tình tìm thấy 2 cỗ xe ngựa bằng đồng lớn.
- 22-04-2021Mẹo bỏ túi ai cũng có lúc cần dùng: 7 cách để giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng hiệu nghiệm tức thì chỉ trong vài giây
- 22-04-2021Ngôi làng có nhiều người để tóc dài nhất thế giới: Kỷ lục mái tóc 1,9m, muốn chiêm ngưỡng phải kết hôn và bí quyết sở hữu mái tóc luôn đẹp, luôn thơm
- 22-04-20213 kiều nữ đình đám trong làng đua xe thế giới: Những tay đua hấp dẫn nhất hành tinh với bảng thành tích “ngất ngưởng”, được hàng triệu người dõi
Di tích quốc gia cấp 1 của Trung Quốc
Hai cỗ xe ngựa này được đặt trong một chiếc quan tài bằng gỗ và rất may mắn là dù quan tài bị mục nát nhưng hai chiếc xe này không hề bị lấy cắp.
Tuy nhiên do quá lâu đời nên khi các nhà khảo cổ phát hiện ra, 2 cỗ xe ngựa bằng đồng này đã bị vỡ thành 3.000 mảnh. Phải mất tới 8 năm trùng tu một cách kỹ lưỡng, tới tận năm 1989, 2 cỗ xe này mới được đưa vào bảo tàng để trưng bày.
Phần thân chính của 2 cỗ xe đều được làm bằng đồng, có một số bộ phận được làm bằng vàng và bạc. Mỗi một bộ phận đều được đúc riêng biệt, sau đó lắp ghép từ nhiều bộ phận lại mà thành một tổng thể.
Toàn thân ngựa có màu trắng, được tạo thành từ loại bột màu khoáng trộn với keo dính đậm đặc. Kích thước của cỗ xe ngựa nhỏ bằng một nửa so với xe thực tế. Điều đáng ngạc nhiên là 2 cỗ xe này được làm cực kỳ chi tiết, mô phỏng rất chân thực kiểu dáng xe của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng .
Hai cỗ xe được đặt trong quan tài với 2 kiểu dáng cụ thể. Một xe được dùng với cách di chuyển bằng cách đứng hoặc ngồi, xe còn lại được dùng khi người điều khiển ngồi thấp hơn và có mái che. Hai cỗ xe có 2 bánh với 4 con ngựa được gắn vào phía trước.
Cận cảnh một trong 2 cỗ xe ngựa bằng đồng sau khi được trùng tu. Nguồn: Sohu
Phía bên trên có dựng một chiếc ô bằng đồng, ngay bên dưới ô là một bức tượng người ngồi. Trên xe có trang bị một chiếc nỏ, một chiếc khiên và những mũi tên bằng đồng. Theo các nhà khoa học thì đây cũng có thể gọi là xe chiến mã khi ra trận.
Chiếc xe còn lại có trục đơn và chạc đôi, 4 con ngựa được chia đều thành 2 chạc. Khoang xe phía sau được chia thành 2 phần. Phía trước khá nhỏ chỉ ngồi được 1 người để điều khiển xe và một khoang khá lớn được dựng lên tựa một căn phòng nhỏ.
Khoang phía sau được che chắn cẩn thận, thậm chí có cửa mở ra được ở phía trước, 2 bên là 2 cửa sổ có thể đẩy và kéo để mở đóng. Phía trên khoang ngồi là một mái vòm hình ô văn được làm bằng đồng có khắc hoa văn rồng và phượng hoàng.
Cận cảnh những hoa văn trang trí tinh xảo trên thân ngựa. Ảnh: Sohu
Có thể thấy cấu trúc của cỗ xe ngựa bằng đồng thời Tần này rất phức tạp với các chi tiết rõ ràng, giống với thực tế.
Các bộ phận trên xe ở thời đó có thể nói là rất khó để chế tạo nhưng chúng đã được làm rất tinh xảo, chính xác và sống động như thật. Thậm chí các thiết bị trên xe, đồ trang trí trên thân ngựa cũng như các bức tượng ngồi trên xe đều thể hiện rõ những vị trí, mối quan hệ rõ ràng.
Ngoài ra, kỹ thuật sơn màu trên đồ đồng của 2 chiếc xe đã cho thấy một sự đột phá của các nghệ nhân thời Tần xo với thời nhà Chu và Xuân Thu. Điều này cũng chứng tỏ rằng công nghệ đúc luyện thủ công của thời đó rất phát triển.
Theo các chuyên gia, hai cỗ xe ngựa bằng đồng này đã được chính phủ công nhận là di tích quốc gia cấp 1.
Hiện chúng đang được lưu giữ tại Bảo tàng lăng Tần Thủy Hoàng. Vào năm 2002, 2 cỗ xe ngựa bằng đồng này đã được xếp vào danh sách những di vật văn hóa bị cấm xuất cảnh để tham gia vào các buổi triển lãm khác.
Pháp luật và Bạn đọc