VOF chuyển sàn thay áo mới
Ngày 30-3 vừa qua, quỹ đầu tư VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) đã chuyển niêm yết từ sàn phụ Alternative Investment Market (AIM) lên sàn chính (Main Market) của TTCK London (London Stock Exchange-LSE). Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital (VNC), cho biết:
- 22-03-2016Quỹ VOF của Vinacapital chi 9 triệu USD mua bệnh viện Thái Hòa
- 13-07-2015VOF đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Hòa Phát lên 6,56%
- 19-12-2014Khoản đầu tư vào Sữa Ba Vì chiếm 3,8% NAV của quỹ VOF
LSE có quy mô lớn nhất châu Âu và thuộc top 5 thế giới, gồm 2 sàn chính với hơn 1.500 mã CK của các công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu và sàn phụ dành cho 1.000 MCK của các công ty đang phát triển. Khi VNC thành lập VOF vào năm 2003, tầm nhìn của chúng tôi là sẽ phải niêm yết trên sàn chính, tuy nhiên do quy mô nhỏ nên bước đầu phải giao dịch tại sàn phụ. Trải qua một thời gian dài phát triển, giá trị tài sản ròng (NAV) của VOF đã có lúc lên đến 1 tỷ USD, sàn phụ lúc này có phần chật chội với quỹ, nhất là khó có thể đáp ứng nhu cầu thu hút vốn của NĐT cá nhân lẫn tổ chức. Vì vậy, các NĐT bỏ vốn vào VOF cũng như nhà điều hành quỹ đã quyết định sẽ chuyển VOF sang sàn chính.
PHÓNG VIÊN: - Ông có thể chia sẻ khi VOF chuyển sang niêm yết trên sàn chính?
Ông ANDY HO: - Câu hỏi đầu tiên cơ quan quản lý LSE đặt ra cho chúng tôi là VOF đăng ký trụ sở ở đâu? Xin nói rõ là VOF đăng ký thành lập tại Cayman Islands, nơi có điều kiện phát triển tốt cho nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên quyền bảo vệ cho cổ đông thiểu số lại không nhiều. Vì vậy các NĐT của VOF đã đồng thuận chuyển đăng ký về Guernsey, thuộc miền Bắc của nước Anh, vừa có điều kiện ưu đãi về thuế lại có những quy định bảo vệ NĐT nhỏ lẻ chặt chẽ hơn. Ngoài ra, danh mục của VOF cũng được các cơ quan quản lý xem xét rất kỹ để xác định chất lượng tài sản, đầu tư vào công ty thật hay ảo và kéo dài đến lúc này. Mặt khác, khi lên sàn chính, VOF sẽ được nhiều NĐT quan tâm hơn, nhưng họ cũng yêu cầu các nhà quản lý định hướng lại chiến lược đầu tư.
Trước đây, mặc dù VOF giải ngân chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đôi khi quỹ cũng có một số thương vụ tại Campuchia, Lào hay Myanmar. Tuy nhiên, khi lên sàn chính, các NĐT đã yêu cầu VOF tập trung nhiều hơn nữa cho Việt Nam. Cũng phải nói rõ là VOF có thể đầu tư vào những doanh nghiệp nước khác, nhưng các yếu tố trọng yếu phải nằm ở Việt Nam. Chẳng hạn một công ty có trụ sở ở Singapore, nhưng doanh thu chính yếu đến từ Việt Nam thì vẫn được chấp thuận. Ngoài ra, VOF còn phải thực hiện rất nhiều thủ tục khắt khe khác liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, tất cả nhằm mục đích chứng minh hiệu quả hoạt động, chất lượng quản lý và mức độ phát triển của quỹ là phù hợp để niêm yết tại sàn chính.
- Ngoài những thuận lợi, xin ông cho biết những áp lực VOF phải đối mặt khi niêm yết tại sàn chính?
Đối với hoạt động đầu tư trong năm 2016 này, VOF cũng chủ trương lựa chọn việc giải ngân vào các công ty tư nhân có nhiều tiềm năng, các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, đầu tư thương lượng vào các công ty tốt đang niêm yết trên sàn. Tầm nhìn của VOF chính là đem lại lợi nhuận tốt cho cổ đông và hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp.
- Sàn chính có nhiều NĐT hơn và khi lên đây VOF sẽ được quan tâm nhiều hơn dẫn đến thanh khoản tăng. Nhờ vậy VOF có thể thu hút thêm những quỹ đầu tư đến từ trường đại học hay các quỹ hưu trí… Đối với những quỹ này, chất lượng tài sản hay hiệu quả đầu tư là chưa đủ mà họ còn rất chú trọng đến thanh khoản để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, khi lên sàn chính VOF cũng lọt vào các rổ tính chỉ số CK (index). Tại TTCK nước ngoài, các quỹ mô phỏng index dạng như ETF rất nhiều, nên khi VOF lọt vào rổ tính cũng sẽ được mua vào. Điều này cũng tương tự như việc các quỹ mô phỏng theo VN30 sẽ phải mua toàn bộ CP trong rổ tính chỉ số này. Sau đó, tùy vào hiệu quả hoạt động của chúng tôi mà các NĐT sẽ quyết định mua vào hay bán bớt, nhưng lợi thế được mua ngay từ đầu là rất rõ ràng.
Tất nhiên, VOF mong muốn sẽ ngày một được NĐT chú ý nhiều hơn và thông qua VOF, dòng vốn tham gia vào TTCK Việt Nam cũng sẽ lớn hơn. Để đạt được điều này, một mặt chúng tôi vẫn đang nỗ lực quảng bá hình ảnh của Việt Nam như một thị trường tài chính còn rất nhiều tiềm năng để NĐT tìm đến. Chẳng hạn mỗi năm, VNC đều tổ chức hội nghị NĐT thường niên và mời đến hàng trăm NĐT là các tổ chức định chế tài chính lớn trên thế giới để nói về cơ hội tại Việt Nam.
- Theo số liệu thống kê năm 2015, NAV của VOF tăng trưởng âm 1,2%, điều này có mâu thuẫn với những viễn cảnh mà ông nói đến của VOF?
- Sở dĩ NAV của VOF tăng trưởng âm vì ban lãnh đạo quỹ thay vì trả cổ tức đã quyết định mua lại chứng chỉ quỹ (CCQ) của VOF (giống với mua CP quỹ). Tại một số quốc gia, việc trả cổ tức không thuận lợi do chính sách thuế, vì vậy VOF tiến hành mua lại CCQ vừa để giải quyết nhu cầu thanh khoản, gia tăng thu nhập cho các NĐT mà cũng tương tự như việc trả cổ tức. Số tiền bỏ ra mua CCQ đã khiến cho NAV của VOF âm trong khi thực tế thì quỹ chúng tôi vẫn có sự tăng trưởng. Cũng phải thừa nhận là hoạt động đầu tư của VOF trong năm 2015 gặp một số khó khăn liên quan đến các ngành ngân hàng hay dầu khí. Tính từ đầu năm đến nay, NAV của VOF đã tăng trưởng hơn 5%, đạt hơn 700 triệu USD, do một số CP mà chúng tôi đang nắm giữ như HPG, VNM, PNJ… tăng trưởng rất tốt.
- Xin cảm ơn ông.
Sài gòn đầu tư