Vụ án Công ty Alibaba: Trả tiền và đất cho 4.000 bị hại và người liên quan
Hôm qua (30/12), HĐXX phiên tòa sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Alibaba tiếp tục phần tuyên án.
- 30-12-2022Vụ Công ty Alibaba: Toà lý giải thế nào về mức án?
- 30-12-2022Toà án đang công bố danh sách bị hại của cựu CEO Công ty Alibaba
- 30-12-2022Vụ Công ty Alibaba: Bị hại đòi nhận đất, toà xử thế nào?
Trong khoảng hơn 4.000 bị hại và người liên quan của vụ án, có người được HĐXX tuyên nhận lại đất, có người được tuyên nhận lại tiền. Đối với những người liên quan nhưng chưa được xem xét trong bản án này và một số bị cáo nhận mình cũng là bị hại nhưng không cung cấp được các hồ sơ chứng từ, HĐXX sẽ tách ra để họ có thể khởi kiện bằng vụ án dân sự khác.
Cụ thể, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên trả lại đất cho 58 người liên quan. Đây là những người thỏa thuận chuyển nhượng đất tự nguyện, ngay tình, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với 59 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác muốn nhận lại đất, HĐXX nhận định, mặc dù về nguồn gốc tài sản, các quyền sử dụng đất trên đều có nguồn gốc từ tiền chiếm đoạt của các bị hại, tuy nhiên, tại thời điểm thỏa thuận, ký kết hợp đồng, các thửa đất đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp, thỏa thuận chuyển nhượng là tự nguyện, ngay tình và đã thanh toán 50 - 100% giá trị hợp đồng. Tòa áp dụng nguyên tắc bảo vệ bên thứ 3 ngay tình, theo Bộ Luật Dân sự 2015 để công nhận giao dịch trên giữa các nhân viên Công ty Alibaba và 59 người liên quan. Trong số những người này, nếu ai chưa thanh toán đủ tiền thì liên hệ cơ quan thi hành án để thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì cơ quan chức năng sẽ thực hiện các biện pháp tố tụng khác có liên quan.
Tại phiên tòa, nhiều người đề nghị tiếp tục thực hiện các hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng đất nền dự án của Công ty Alibaba. HĐXX cho rằng, căn cứ theo điều 1 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bị hại trên thỏa thuận ký hợp đồng mua đất nền có 100% thổ cư.
Tuy nhiên, từ thời điểm ký kết hợp đồng cho tới nay, các khu đất được cho là vị trí lập dự án của Alibaba không tồn tại bất kỳ dự án nhà ở nào, đồng thời hiện trạng đều là đất nông nghiệp, thậm chí là đất trồng lúa, đất rừng sản xuất và theo quy hoạch sử dụng đất tại địa phương thì nhiều khu đất không được quy hoạch là đất ở.
Do đối tượng chuyển nhượng là các nền đất dự án đều không tồn tại trên thực tế nên yêu cầu tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển nhượng là không có căn cứ. Vì vậy, HĐXX tuyên bác yêu cầu nhận lại đất của những người nêu trên. Tuy nhiên, cho rằng những người này là bị hại, nên Tòa tuyên buộc Nguyễn Thái Luyện (cựu Chủ tịch Công ty Alibaba) và vợ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền cho các bị hại này.
Tiền phong