Vụ án đánh bạc nghìn tỷ: Khi các anh hùng trong đấu tranh với tội phạm ra trước tòa!
Vụ án đánh bạc nghìn tỷ khi được đưa ra xét xử đã có nhiều con số "xô đổ" lịch sử tố tụng và cũng khiến các cựu tướng, anh hùng trong đấu tranh với tội phạm phải đứng trước tòa.
- 20-12-2018Ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa và 2 "ông trùm" cùng không kháng cáo
- 03-12-2018Ông Phan Văn Vĩnh có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm
- 30-11-2018Cựu tổng cục trưởng Cảnh sát Phan Văn Vĩnh lĩnh 9 năm tù, cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa 10 năm tù
- 30-11-2018Cựu tướng Phan Văn Vĩnh nhập viện trước giờ tuyên án
- 30-11-2018Sáng nay, tuyên án cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và các đồng phạm
Ông Phan Văn Vĩnh (63 tuổi, cựu Trung tướng), ông Nguyễn Thanh Hóa (60 tuổi, cựu Thiếu tướng) cùng Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam và đồng phạm đã thực hiện một pha bóng ác mộng với nhiều con số "xô đổ" lịch sử tố tụng, khiến các anh hùng trong đấu tranh với tội phạm phải đứng trước tòa.
Theo bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Thọ, được Bộ Công an cho thành lập công ty bình phong, cuối năm 2011, ông Nguyễn Thanh Hóa khi đó là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) ký ghi nhớ hợp tác với Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao CNC do Nguyễn Văn Dương vừa thành lập.
Dưới danh nghĩa công ty nghiệp vụ của công an, Dương nhiều lần xin Cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa và ông Phan Văn Vĩnh khi đó là Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát khi Phan Văn Vĩnh cho thử nghiệm game đánh bạc trực tuyến.
Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh tại tòa.
Dù chưa được cho phép, giữa năm 2015 game đánh bạc Rikvip/Tip.club đã được Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch, Giám đốc Công ty VTCOnline) cho vận hành.
Năm 2015-2017, ông Vĩnh, Hóa biết game đánh bạc hoạt động trái phép nhưng vẫn chống lệnh cấp trên, không báo cáo, không xử lý. Thậm chí, còn tiếp tục xin Bộ TT&TT cấp phép cho thử nghiệm game bài nhưng không thành.
Nhiều cơ quan chức năng tới CNC xác minh về game đánh bạc trái phép đều bị ngăn cản.
Năm 2017, vài ngày trước khi về hưu, theo đề nghị của ông Hoá, ông Vĩnh còn ký vào hợp đồng được tạo dựng để hợp thức hóa "bản ghi nhớ" từ nhiều năm trước với nội dung C50 góp vốn vào CNC chỉ là hình thức.
Theo bản án sơ thẩm, đường dây đánh bạc trực tuyến thông qua hai cổng game đã thu hút được gần 43 triệu tài khoản tham gia. Đây là mạng lưới trò chơi cờ bạc trá hình có quy mô và doanh thu lớn nhất Việt Nam được sự "bảo kê" của ông Vĩnh và Hoá.
Sau 28 tháng vận hành 2 cổng game đánh bạc trực tuyến, số tiền thu thu lợi bất chính thu được gần 10.000 tỷ đồng, trong đó cá nhân hưởng lợi là hơn 4.700 tỷ đồng, cụ thể, Phan Sào Nam: gần 1.500 tỷ đồng và Nguyễn Văn Dương hơn 1.600 tỷ đồng.
Ngày 30/11, sau phiên tòa sơ thẩm kéo dài 13 ngày, TAND tỉnh Phú Thọ tuyên phạt các mức án đối với Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa và 90 bị cáo.
Cũng trong phiên tòa này, rất nhiều điểm đặc biệt, lần đầu tiên có trong lịch sử tố tụng nhưng Phòng xử rộng hơn 1.000 m2, lần đầu tiên áp dụng thiết bị "công nghệ cao" gồm 2 màn hình LED 15m2 phục vụ xét xử.
Cơ quan chức năng đã phải dùng xe cẩu chuyển hồ sơ vụ án trong 7 chiếc tủ sắt cao hơn 2m, có khóa bảo mật từ VKS về tòa.
92 bị cáo trong vụ án ở 24 tỉnh, thành phố, với thành phần từ trí thức, công nhân, học sinh và gần 300 người đã tham gia tố tụng
Điều đặc biệt nhất qua vụ án này chính là việc nhanh chóng thu hồi được hơn 1.500 tỷ, trong đó, Phan Sào Nam đã tự nguyện nộp hơn 1.000 tỷ trong vòng 2 tuần…
Trí Thức trẻ