Vụ án Vạn Thịnh Phát đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp 'chưa từng có'
Phó trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Thái Học cho biết, Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa vụ án Vạn Thịnh Phát vào diện theo dõi, chỉ đạo. Đây là một trong các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp “chưa từng có” diễn ra trong thời gian khá dài.
- 18-11-2022TTCK 2022 có điểm tựa khác hẳn khủng hoảng 2008-2009: Từ việc rất khó vay vốn ở thị trường nước ngoài đến khả năng huy động hàng trăm triệu USD vốn ngoại của DN Việt
- 18-11-2022Còn hơn 1 tháng chạy chỉ tiêu, một loạt doanh nghiệp giảm kế hoạch lợi nhuận từ 30% cho đến 90%
- 18-11-2022Vingroup lấy lại mốc vốn hóa 10 tỷ USD: Khởi động nhà máy pin thứ 2 hơn 6.300 tỷ tại Hà Tĩnh, Vinfast nhận đơn hàng 2.500 xe điện tại Mỹ
Chiều 18/11, Ban Nội chính Trung ương họp báo thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC).
Ông Nguyễn Thái Học - Phó trưởng Ban Nội chính T.Ư - thông tin tại cuộc họp báo
Trả lời câu hỏi của báo chí về vụ án Vạn Thịnh Phát , Phó trưởng Ban Nội Chính T.Ư Nguyễn Thái Học cho biết, Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng đã đưa vụ án Vạn Thịnh Phát vào diện theo dõi, chỉ đạo. Đây là một trong các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp “chưa từng có”, diễn ra trong thời gian khá dài.
“Thường trực Ban Chỉ đạo giao trách nhiệm cho các cơ quan có liên quan làm rõ xử lý. Ví dụ Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ có trách nhiệm kiểm tra cấp ủy, tổ chức đảng nào liên quan. Cơ quan điều tra tập trung điều tra nội dung nào, đối tượng nào để sớm đưa ra xử lý”, ông Học thông tin.
Đối với vụ án AIC, việc các bị can bỏ trốn, trong đó có bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn , ông Học cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói, dù có trốn ra nước ngoài cũng không thoát được sự trừng trị của pháp luật.
Hiện nay Ban Chỉ đạo giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu các quy định luật pháp để truy tố, xét xử các bị can, bị cáo theo đúng quy định pháp luật.
Dẫn lại khoản điều 290 Bộ Luật Tố tụng hình sự, ông Học cho biết, theo quy định của pháp luật, nêu rõ bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả thì có thể xét xử vắng mặt.
Liên quan đến vụ Việt Á, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương thông tin, đang tập trung chỉ đạo quyết liệt. Quá trình xem xét xử lý đòi hỏi khẩn trương nhưng thận trọng, đánh giá bối cảnh tình hình nào dẫn đến vi phạm và có phân hóa.
Tiền Phong