Vụ cô dâu chú rể đột ngột huỷ lễ cưới khi toàn bộ khách mời đã có mặt, vẫn ăn tiệc: Cần mừng tiền hay không?
Quả thực đám cưới nói huỷ là huỷ nhưng quà cưới của khách mời cũng cần được làm rõ.
- 18-07-2024Đám cưới Anh Đức và vợ kém 12 tuổi có 1 quy định gây tranh cãi giống hôn lễ hào môn của Midu
- 13-07-2024Siêu đám cưới 8.100 tỷ của con trai tỷ phú giàu nhất châu Á: Danh sách khách mời là một nửa giới giải trí lẫn tài phiệt, biến hôn lễ thành sự kiện thảm đỏ
- 07-07-2024Thủ môn Đặng Văn Lâm cưới bạn gái Yến Xuân sau 6 năm hẹn hò, tình tứ "khóa môi" trong hôn lễ lãng mạn
Ngày 20/7 vừa qua, một người đàn ông tại Hà Nam (Trung Quốc) đã đăng tải cảnh tượng trong đám cưới của cháu trai và thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Người này cho biết hôm đó là đám cưới cháu trai, khách khứa đã có mặt đông đủ, phía khách sạn cũng sẵn sàng khai tiệc. Nhưng đám cưới đã bất ngờ bị huỷ bỏ ngay phút chót.
Nguyên nhân là do cô dâu đòi thêm 50.000 NDT (khoảng 174 triệu đồng) gọi là tiền rước dâu lên xe ô tô nhưng chú rể cho rằng yêu cầu này quá đáng nên không chịu tặng. Hai bên không ai nhường ai, chú rể tức giận đến mức quyết định huỷ hôn.
Trước đó, nhà trai đã tặng cho cô dâu 188.000 NDT (hơn 655 triệu đồng). Sau khi xảy ra bất đồng, 2 bên đã thương lượng và nhà gái gửi lại 180.000 NDT (khoảng 627 triệu đồng).
Tuy nhiên toàn bộ người thân và khách khứa đã có mặt nên bữa tiệc vẫn diễn ra như bình thường. Có điều đám cưới bị huỷ nên các nghi thức hôn lễ cũng không được tổ chức, mọi người ăn xong và tự giải tán.
Theo chia sẻ của người đăng tải đoạn clip, hôn nhân không phải việc kinh doanh. Trước hôn lễ, 2 bên đã thống nhất số tiền và quà cưới nhưng ngay khi lên xe hoa lại đòi thêm tiền thì không phù hợp.
Gia đình chú rể không quá khá giả, để tổ chức đám cưới đã dùng hết tiền tiết kiệm cho sính lễ, vàng cưới, quà cáp,... dành cho cô dâu. Người chú này cũng cho rằng 50.000 NDT không phải là số tiền nhỏ, một gia đình bình thường sẽ khó mà xoay xở ngay lập tức. Đồng ý là nhà cô dâu có thể có phong tục tiền lên xe hoa nhưng nếu thực lòng nghĩ cho chú rể thì số tiền đó chỉ cần tượng trưng vài trăm NDT (khoảng 700 nghìn đồng) là đủ, không nhất thiết phải đua đòi đến hàng chục nghìn.
Sau khi bàn bạc, cả gia đình đều thấy buồn vì đám cưới của cháu trai bị huỷ bỏ nhưng cũng cho rằng đây là quyết định kịp thời. Người chú thấy đây là chuyện sẽ khiến họ hàng và người thân chê cười nhưng vẫn tin rằng nhiều người sẽ thông cảm cho quyết định của chú rể.
“Khi đám cưới bị huỷ, nhà gái còn nói rằng gia đình chúng tôi keo kiệt, rằng trước đây chúng tôi đã chi nhiều tiền như vậy thì sao phải tính toán khoản tiền nhỏ nhặt này. Thực ra không chỉ tiền sính lễ được trả lại mà còn là lòng tự trọng của nhà trai. Chúng tôi tôn trọng nhà gái nhưng bản thân cũng có lòng tự trọng, không thể chỉ vì muốn lấy vợ mà để người khác dẫm đạp lên lòng tự trọng của mình” - người chú của chú rể nói.
Về sự việc này, cư dân mạng đã để lại rất nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng mỗi nơi có một phong tục riêng, tiền lên xe là bình thường mà nếu đã là phong tục thì nên làm theo, không phải cứ đăng video phân trần là sẽ đúng. Có người lại khẳng định đám cưới là 2 người cùng nhau vun đắp hạnh phúc, tại sao lại phải đáp ứng hết tiền này đến tiền kia.
Song vấn đề được thắc mắc nhiều nhất chính là chuyện ăn tiệc của khách mời. Bởi lẽ không có cô dâu chú rể nhưng tiệc cưới vẫn tiếp tục thì khách mời có cần gửi tiền mừng cưới nữa không? Hay lần sau chú rể kết hôn thì không cần mừng nữa. Quả thực đám cưới nói huỷ là huỷ nhưng quà cưới của khách mời cũng cần được làm rõ.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về tình huống này?
(Nguồn: 163)
Đời sống pháp luật