MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua

26-01-2021 - 23:00 PM | Sống

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua

Đã một năm trôi qua, những tháng ngày dài giam cầm khắc nghiệt ở Vũ Hán - thành phố đầu tiên trên thế giới bị tàn phá bởi dịch Covid-19 đã và đang mờ dần khỏi tầm nhìn.

Khi người dân mong muốn bước tiếp, họ đã trích dẫn một câu tục ngữ của Trung Quốc với thông điệp: “Khi vết sẹo đã lành, chúng ta hãy cố quên đi nỗi đau đã từng trải”.

Nhiều người cho rằng, câu này thể hiện một sự cám dỗ nhất định, đó là việc từ bỏ những ký ức đau buồn và mạnh mẽ bước tiếp về phía trước. Thế nhưng, đối với những gia đình đã từng trải qua sự tang tóc trong khoảng thời gian khủng hoảng kia thì họ lại chọn việc tưởng niệm, vì họ không muốn người thân đã ra đi của mình bị lãng quên một cách vội vàng.

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 1.

Vũ Hán - Tháng 1/2020.


Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 2.

Vũ Hán - Tháng 2/2020.


Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 3.

Vũ Hán - Tháng 3/2020.

Việc đóng cửa Vũ Hán vào một năm trước đã cảnh báo sự nguy hiểm của SARS-CoV-2. Nhưng giờ đây, Vũ Hán đang dần hồi phục sau dịch, sự quây quần vui vẻ của mọi người cùng tâm trạng thoải mái khi đi lại hằng ngày, không cần đeo khẩu trang như phần nào che giấu dư chấn về mặt cảm xúc sau những nỗi sợ hãi kéo dài.

Ở Vũ Hán người dân đang bắt đầu tận hưởng lại những thú vui thường nhật đã từng bị cấm cách đây 1 năm, chẳng hạn như đi dạo qua phố mua sắm Giang Hán nổi tiếng. Những chuyến tàu điện ngầm bị phong tỏa gần cả năm nay đã bắt đầu mở lại, người đi làm nườm nượp quay lại chuyện tranh giành chỗ ngồi.

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 4.
Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 5.
Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 6.

Vũ Hán đã "hồi sinh" từ chế độ ngủ đông, "hồi sinh" các buổi trình diễn thời trang, nhà hàng, câu lạc bộ âm nhạc và quán karaoke của thành phố.

Các nhà hàng ven sông, phòng hát karaoke và câu lạc bộ âm nhạc dần hồi sinh lại bằng những cuộc trò chuyện vui vẻ. Điều này được xem là xa xỉ vào năm ngoái và không ai có thể tin được hiện tại thế giới vẫn đang đối đầu căng thẳng với dịch bệnh.

Giữa những tảng đá và khối xi măng bên bờ sông Dương Tử, “Hội bơi lội Thanh Sơn” đã quay trở lại. Hầu hết nhưng thành viên trong hội này đều là những người lớn tuổi đã về hưu, trước khi đại dịch bùng nổ, ngày nào họ cũng bơi lội. Thế nhưng, khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái, tất cả những hoạt đồng này đều bị dừng lại.

Tống Đại Đồng - một tài xế xe buýt về hưu là một trong những hội viên của hội bơi lội Thanh Sơn cho biết: “Mọi người hầu như đều tăng cân. Tôi còn tăng nhiều hơn vì ở nhà trong vài tháng, chẳng đi đâu được”. 

Ông cho biết, trong số 300 hội viên thì không ai bị nhiễm bệnh: “Có thể vì chúng tôi luôn tập thể thao nên đều khỏe mạnh. Vũ Hán hiện tại là thành phố an toàn nhất cả nước. Người dân chúng tôi không thể nhiễm bệnh thêm nữa”. 

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 7.
Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 8.

Vũ Hán đã khôi phục nhịp sống hàng ngày trên bờ sông Dương Tử và các tuyến đường cao tốc nối liền thành phố.

Trong khi nhiều người dân háo hức “hồi sinh” sau một năm khủng hoảng, thì một số gia đình đã từng trải qua sự đau buồn, thậm chí là sự mất mát vẫn đang cố gắng vượt qua bóng đen tang tóc của quá khứ, vượt qua những ký ức đau buồn và sự tức giận khó có thể nguôi ngoai.

Có một số người đến đài tưởng niệm để nhớ về sự mất mát của người thân, còn những người khác thì tránh đến những nơi khiến họ cảm thấy đau buồn và cố quên đi.

Chu Đào, 44 tuổi, là một công nhân sống ở nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, vẫn còn tức giận vì người dì 82 tuổi của mình đã qua đời vì nhiễm virus SARS-CoV-2.

Anh Chu tin rằng, một người chị họ của mình cũng đã qua đời vì căn bệnh này, mặc dù giấy chứng tử của cô ấy ghi nguyên nhân chết là do nhiễm vi khuẩn ở phổi.

“Giống như những người Vũ Hán xung quanh tôi, điều này rất hiển nhiên. Khi vết sẹo lành, họ sẽ quên đi nỗi đau đã từng trải qua. Nhưng trên thực tế có những người ở trong tình huống vết sẹo chưa lành, mà họ đã quên đi nỗi đau”, anh Chu nói.

Chu Đào đã ở nhà một năm vì lo lắng bệnh dịch sẽ quay lại: “Tôi cố gắng ở nhà để tránh mọi thứ tồi tệ hơn”. 

Trong khi ở Ý, Bergamo, New York, New Delhi, Rio de Janeiro và những nơi khác đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, thì sự phục hồi ở Vũ Hán sẽ tạo nên sức mạnh để những nước này tin rằng rồi mọi thứ cũng sẽ qua.

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 9.
Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 10.

Khi Vũ Hán đang dần "hồi sinh", chính quyền thành phố cũng cung cấp một số không gian ngoài nghĩa trang để tưởng nhớ những người đã khuất.

Trung Quốc đã đạt được thành công đáng kinh ngạc trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, đưa Vũ Hán trở lại với cuộc sống thường nhật nhanh hơn bất kì quốc gia khác. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất mạnh mẽ trong việc kiểm soát về ký ức của thảm họa, xóa bỏ những sự thật đáng lo ngại và bỏ qua những vấn đề chính trong những thông báo chính thức.

Tuy nhiên, một số gia đình vẫn không thể vượt qua nỗi đau mất mát người thân, họ có động thái không hài lòng khi nhiều người ăn mừng chiến thắng bệnh dịch. Đặc biệt, sự chấp niệm này trở nên gay gắt hơn khi mọi người nhìn lại 1 năm sau đại dịch.

Veranda Chen, 24 tuổi, có mẹ qua đời vì dịch Covid-19 ở Vũ Hán chia sẻ: “Bạn sẽ nhận ra rằng nỗi đau ấy vẫn còn như mới”. Anh cho biết, cái chết của người mẹ đã khiến mối quan hệ giữa anh và bố trở nên căng thẳng hơn bao giờ, và việc năm nay gia đình không thể đoàn tụ vào mùa xuân là một sự mất mát lớn.

Vào một năm trước, cuộc phong tỏa ở Vũ Hán được mô tả như một cơn ác mộng. Ban đầu, sự bàng hoàng và sợ hãi bao trùm cả thành phố trong nhiều tuần, các quan chức đã đảm bảo với mọi người rằng virus không khả năng lây lan.

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 11.
Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 12.

Mọi người đổ xô đến siêu thị để tích trữ lương thực, hoặc đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe nếu có triệu chứng ho hoặc sốt. Một công nhân 66 tuổi nói: “Cả đoạn đường không có người và không có xe, chỉ có xe cấp cứu. Nhưng xe cấp cứu cũng không hú còi, chỉ nháy đèn”.

Để điều trị số ca bệnh ngày càng tăng nhanh, các bệnh viện đã xây dựng bệnh viện dã chiến, huy động các y bác sĩ ở các thành phố lân cận chung tay hướng về Vũ Hán. Ở Vũ Hán đã trở thành một tổ hợp đầy rào chắn và trạm kiểm soát, các rào cản bằng nhựa màu vàng và tấm phủ kim loại bao quanh các khu dân cư.

Vào tháng 4, đúng 76 ngày sau khi gỡ lệnh phong tỏa, thành phố Vũ Hán tiết lộ rằng đã có 50.333 trường hợp lây nhiễm, 3.869 trường hợp tử vong. Các nghiên cứu đã chỉ ra con số thực còn cao hơn như thế. Thời điểm đó, người dân thành phố đã bày tỏ sự tức giận với các quan chức, cáo buộc họ để lây lan virus phát triển ngoài tầm kiểm soát. Lúc ấy, người dân Vũ Hán cảm thấy xấu hổ, nhưng giờ đây việc hồi sinh ngoạn mục đã trở thành niềm tự hào.

Nhớ lại vào đợt đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm ngoái, chính quyền thành phố Vũ Hán đã “biến” trung tâm triển lãm của thành phố thành bệnh viện dã chiến để điều trị những người nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 nhằm mục đích ngăn chặn bệnh dịch lây lan nghiêm trọng.

Đã một năm trôi qua, giờ đây người dân Vũ Hán đang học lại cách tận hưởng hạnh phúc giữa đám đông. Lúc đầu, việc hít thở lại vẫn khiến mọi người bị ám ảnh, sợ cảm giác chỉ cần thở thôi cũng có thể nhiễm bệnh, nhưng bây giờ mọi thứ đã khác.

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 13.
Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 14.

Vũ Hán ít nhiều đã trở lại và rất nhiều người đến đây để vui chơi thư giãn.

Nhà hàng chuyên phục vụ những món ăn đặc sản của Vũ Hán đã chật kín chỗ, ngoại trừ một chiếc bàn cạnh cửa ra vào. Hội chợ hôn nhân, nơi các bậc cha mẹ lo lắng cho những đứa con đang đến tuổi dựng vợ gả chồng đang bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại. Tại công viên giải trí ở Vũ Hán, người ta chen chúc nhau đi tàu lượn siêu tốc vô cùng vui vẻ và phấn khởi.

Có thể nói Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ dịch bệnh.

Nhiều người Trung Quốc từng đi du lịch khắp năm châu và mua sắm rất nhiều, nay đã “an cư” tại quê nhà và thúc đẩy du lịch trong nước. Những thương hiệu cao cấp đã hoạt động kinh doanh trở lại. Tại trung tâm thương mại Vũ Hán, nơi bày bán các sản phẩm cao cấp như Dior, Louis Vuitton, Cartier hiện đang kinh doanh và có khách hàng ra vào tấp nập.

Các dự án cơ sở hạ tầng đã được hồi sinh ở Vũ Hán, các nhà máy điện tử của thành phố cũng đã tìm được khách hàng ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Mã Đằng Vân, một nhân viên 40 tuổi đang làm việc cho dịch vụ thuê xe đạp gần Công viên Hồ Đông cho biết: “Vũ Hán ít nhiều đã trở lại và rất nhiều người đến đây để vui chơi thư giãn”.

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 15.
Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 16.

Tại Wanda Plaza ở phía Tây Nam thành phố, Tạ Thiên Thiên, một nữ nhân viên bán hàng trong cửa hàng quần áo đang đứng đợi khách hàng tiềm năng trong lối đi yên tĩnh cho biết, so với trước khi dịch bệnh bùng phát, thì doanh số bán hàng năm nay giảm ít nhất 30%. Bởi vì kinh tế khó khăn, nên nhiều người không có nhu cầu mua sắm như mọi năm.

Trong khu vực cũ của Vũ Hán, một số cửa hàng đã đóng cửa. Chợ ngoài trời bán trái cây và thịt tươi rất ít. Dù vậy, việc phá dỡ những tòa nhà thấp tầng đổ nát trên các con đường của thành phố vẫn tiếp tục diễn ra để tiếp tục công cuộc hiện đại hóa.

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 17.

Giống như những người sống sót sau trận động đất, một số người dân Vũ Hán lo lắng rằng cuộc khủng hoảng có thể xảy ra một lần nữa. Trong năm vừa qua, nhiều người vẫn luôn giữ ý thức đeo khẩu trang khi ra đường.

Trương Vĩnh Phương, 68 tuổi, là một giáo viên Toán đã nghỉ hưu cho biết: “Khi tôi lấy thức ăn, tôi đã đeo khẩu trang 2 lớp”. Bà cũng nói rằng mình rất nhớ một đồng nghiệp đã qua đời vì sốt cao. Phải mất 7 tháng, bà Trương mới mạo hiểm bước ra khỏi nhà, và đang chuẩn bị ngủ đông trở lại, bà nói: “Tôi sợ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại khi mùa đông đến”. 

Vũ Hán gần đây đã tăng cường cảnh giác cao hơn, trong khi một số khu vực khác đang phải đối mặt với sự bùng phát trở lại của dịch bệnh. Chính phủ cũng khuyến cáo người dân lưu ý các triệu chứng, tránh đi du lịch vào dịp Tết Nguyên Đán sắp tới và hạn chế chia sẻ thức ăn.

Tại các cửa hàng và khách sạn, chính phủ cũng bố trí hệ thống đo nhiệt độ. Các trạm kiểm soát luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ. Những người nhiễm bệnh đã khỏi bệnh nói rằng hàng xóm và người thân vẫn lo sợ bệnh sẽ tái phát.

Vũ Hán - một năm nhìn lại: Khi người dân trở lại với cuộc sống bình thường, nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những vết sẹo và nỗi đau đã qua - Ảnh 18.

Triệu Đình, một phụ nữ ở Vũ Hán cho biết: “Cho đến bây giờ, bố mẹ tôi đã bình phục hoàn toàn nhưng vẫn sợ rằng những người xung quanh sẽ xa lánh họ. Đến nỗi, họ phải đi vứt rác vào ban đêm để tránh hàng xóm. Nếu gặp người quen thì họ cũng chỉ dám chào hỏi vài câu rồi rời đi nhanh chóng”. 

Con gái của bà Dương Mẫn đã qua đời vì loại virus này, và việc cô tiếp tục sống là điều gần như không tưởng. Đôi khi nhớ lại những gì đã xảy ra vào năm ngoái khiến cô không thể chịu đựng được. Trong ngôi nhà nhỏ của mình, cô đặt cây đàn violin của con trên nóc tủ tivi để tránh không nhìn thấy vì quá đau lòng.

Vào tháng 1 năm ngoái, con gái 24 tuổi Điền Vũ Hy đã nhiễm virus SARS-CoV-2 khi đang điều trị ung thư vú tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Để chăm sóc con gái, bà Dương không đã vào bệnh viện chăm sóc con chẳng may nhiễm bệnh. Không lâu sau, con gái qua đời.

Đối với những người khác chịu sự mất mát trong mùa dịch, họ đã và đang phải vật lộn với những cảm xúc của sự đau buồn trong quá khứ và áp lực cơm áo gạo tiền hằng ngày.

(Nguồn: NewYorkTimes)

Theo Tiểu Lương

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên