Vụ hủy lô trái phiếu Tân Hoàng Minh: Nhà đầu tư sẽ nhận lại tiền như thế nào và trong bao lâu?
Luật sư Trương Thanh Đức
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC vừa có cuộc trao đổi với chúng tôi về các quy định xung quanh việc hủy 9 lô trái phiếu của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
- 05-04-2022Tân Hoàng Minh nói gì về việc hoàn trả tiền cho nhà đầu tư mua 9 lô trái phiếu bị huỷ?
- 05-04-2022Có ngân hàng tham gia mua lô trái phiếu bị huỷ bỏ của nhóm Tân Hoàng Minh
-
Khi nhận được tiền chuyển nhầm vào tài khoản thì không phải là được, mà nhiều khi còn mất. Ít nhất thì cũng phiền hà, rắc rối và mất thời gian để giải quyết.
-
Vàng không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày. Đơn giản đó chỉ là sản phẩm mà người dân xem như tài sản để tích lũy, là của để dành. Thậm chí, từ trước đến nay người có tiền mua cả trăm cây vàng cũng không vi phạm gì. Tương tự, người đi mua giùm cho người khác cũng không hề vi phạm
Ngày 3/4, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã công bố hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
UBCKNN cho biết, các công ty đều là chưa đại chúng, đã thực hiện 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 theo quy định tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước, chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) về các đợt chào bán này.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC dẫn quy định tại các khoản 5, 5a, 5b và 6, Điều 42 về "Vi phạm quy định về công bố thông tin", Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31-12-2020 của Chính phủ "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán", đã được sửa đổi, bố sung theo Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.
Theo đó, "Hành vi tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" sẽ bị phạt tiền từ 200 đến 300 triệu đồng. Và biện pháp khắc phục hậu quả là "Buộc huỷ bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm" "Người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền" để xem xét xử lý" khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 42.
Hành vi "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán", cụ thể là trong việc phát hành trái phiếu, nếu không cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 109, Bộ luật Hình sự năm 2015, thì không thuộc trường hợp nào trong 2 trường hợp bị đình chỉ chào bán chứng khoán theo quy định tại khoản 1, Điều 27 về "Đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng", và cũng không thuộc trường hợp nào trong số 3 điều kiện huỷ bỏ chào bán theo quy định tại khoản 1, Điều 28 về "Hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng", Luật Chứng khoán năm 2019.
Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, trường hợp này, muốn huỷ bỏ việc phát hành thì phải theo bản án hay quyết định của Toà án hoặc Trọng tài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, Điều 27 nêu trên.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 28, Luật Chứng khoán, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày đợt chào bán chứng khoán ra công chúng bị hủy bỏ, tổ chức phát hành phải công bố việc hủy bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng trên 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp và phải thu hồi chứng khoán đã phát hành. Đồng thời, tổ chức phát hành phải hoàn trả tiền cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đợt chào bán bị hủy bỏ. Hết thời hạn này, tổ chức phát hành phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư theo các điều khoản đã cam kết với nhà đầu tư.
Còn Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31-12-2020 "Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước & chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế" cũng không quy định nào về việc huỷ bỏ phát hành trái phiếu.
Ông Trương Thanh Đức cũng nói thêm, nếu Tân Hoàng Minh không thể mua lại lập tức cả 9 lô trái phiếu bị hủy do tiền đã được đẩy vào dự án thì sẽ rất khó xử lý, các bên sẽ phải ra tòa để tiếp tục vụ việc.
Sau khi có thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tập đoàn Tân Hoàng Minh thông báo cho biết đang tích cực làm việc với đơn vị tư vấn luật để rà soát lại các hồ sơ phát hành trái phiếu của 9 đợt phát hành như công bố huỷ bỏ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trường hợp một trong các đợt phát hành này phải hủy bỏ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, Tập đoàn sẽ làm việc với Doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cơ quan quản lý nhà nước để hoàn trả lại số tiền đã huy động cho Khách hàng theo đúng quy định pháp luật. Dự kiến tiến trình xử lý hoàn trả tiền đến khách hàng sẽ được thực hiện như sau:
Đối với các Hợp đồng đến hạn thanh toán: Số tiền đầu tư của Khách hàng sẽ được hoàn trả trong thời gian sớm nhất.
Đối với các Hợp đồng chưa đến hạn thanh toán: Tập đoàn sẽ khẩn trương phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, làm việc với Doanh nghiệp phát hành, ngân hàng quản lý tài sản để xử lý và hoàn trả lại Khách hàng theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan chức năng trên tinh thần thiện chí và tuân thủ quy định của pháp luật.