"Vũ khí đặc biệt" giúp Bầu Đức tự tin đương đầu với nhiều đối thủ trong cơn sốt sầu riêng: Từ nông dân miền Tây đến doanh nghiệp Trung Quốc sang Lào trồng sầu riêng
HAGL đang trồng khoảng 1.000ha sầu riêng, hơn 200ha sầu riêng tại Việt Nam và gần 800ha tại Lào. Với những thông tin tích cực về loại quả này trong thời gian gần đây, dự kiến sẽ là một nguồn thu tốt của HAGL trong tương lai không xa.
- 17-02-2023Biên lợi nhuận mảng "heo ăn chuối" gần chạm đáy, HAGL sẽ "thoát nạn" như lời bầu Đức từng tuyên bố?
- 13-02-2023Đằng sau việc Bầu Đức “bán” 35% vốn Bapi HAGL: Muốn là DN đầu tiên “từ trang trại đến bàn ăn” có đủ từ thịt, rau, đến tỏi, ớt
- 12-02-2023Vì sao Bầu Đức không kỳ vọng vào heo mà theo mảng chuối?
Thị trường xuất khẩu thuận lợi nhưng cũng không ít đối thủ cạnh tranh
Gần đây, bầu Đức chia sẻ với công chúng về "vũ khí" bí mật của mình. Đó là vườn sầu riêng “cả Đông Nam Á không ai có” với diện tích lên tới 1.000 hecta. Bầu Đức lí giải, nhiều người, nhiều doanh nghiệp, nhiều nước trồng sầu riêng nhưng đất canh tác liền một thửa lên đến hàng ngàn hecta như HAGL thì "không ai có".
Thông tin về vườn sầu riêng của bầu Đức được đưa ra khi thị trường xuất khẩu của loại cây ăn trái này đang có những thông tin tích cực. Đó là sự kiện sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc từ cuối quý III năm ngoái.
Ngày 7/9/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 51 mã số vùng trồng và 25 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào quốc gia này. Theo đó, từ ngày 8/9/2022, sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính thức sang quốc gia tỷ dân này.
Theo đó, lượng đơn hàng mà các nhà nhập khẩu Trung Quốc đặt hàng doanh nghiệp Việt lớn gấp đôi so với sản lượng cả nước. Có tháng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã đạt gần 50 triệu USD, tăng hơn 4.000% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng chưa từng có trong lịch sử ngành sầu riêng Việt Nam.
Nhu cầu tăng dẫn tới giá bán tăng cao, khiến thời gian qua xuất hiện tình trạng ở một số địa phương, người nông dân đổ xô chặt bỏ, thay thế các cây trồng khác bằng sầu riêng.
Trước nguy cơ “bùng nổ” diện tích sầu riêng, ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có chỉ thị yêu cầu các địa phương, ngành chức năng khuyến cáo nông dân không tự ý trồng sầu riêng ở những nơi không phù hợp.
Cây sầu riêng - Ảnh minh họa
Không chỉ có nông dân Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc đã nhanh nhạy tìm đất để canh tác loại trái cây ưa mưa nhiều và nắng quanh năm này ở Lào. Theo nguồn tin của báo Thái Lan, các doanh nghiệp Trung Quốc đã được chính phủ Lào giao 30.000 hecta đất - tương đương 38% diện tích vùng trồng sầu riêng của Việt Nam.
Năm 2021, họ đã nhắm mục tiêu thuê từ 3,2-4,8 nghìn hecta đất vùng lân cận thủ đô Vientiane, theo Produce Report .
Theo nguồn tin của tờ Thái Lan Than Sethakit , chính phủ Lào đã đồng ý giao cho các doanh nghiệp Trung Quốc 30.000 hecta đất nông nghiệp với mục đích cụ thể là trồng sầu riêng để xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỷ dân.
Lào có mùa mưa từ tháng Năm đến tháng Mười, nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 độ C, khá giống với Việt Nam. Tuy nhiên nông dân nước này mới chỉ trồng đại trà sầu riêng hơn 10 năm gần đây, chủ yếu ở các vùng đồng bằng màu mỡ phía Nam.
Đất chưa canh tác còn nhiều, cùng với giá thuê đất và nhân công rẻ khiến các công ty sản xuất trái cây Trung Quốc từ lâu đã để mắt đến quốc gia này.
Một lợi thế nữa cho sầu riêng trồng ở Lào đó là tuyến đường sắt cao tốc với vận tốc 120km/h nối liền Vientiane, Lào đến Côn Minh, Vân Nam - điểm tập kết sầu riêng từ Đông Nam Á lớn nhất tại Trung Quốc sẽ giúp thời gian vận chuyển nhanh chóng cùng với chi phí vận chuyển hợp lý.
Lợi thế nào cho bầu Đức?
HAGL đang trồng khoảng 1.000ha sầu riêng, hơn 200ha sầu riêng tại Việt Nam và gần 800ha tại Lào (trong năm 2022 có trồng thêm), có hai giống chủ lực là sầu riêng giống Musang King (Malaysia) và Monthong (Thái Lan).
Trước thông tin các doanh nghiệp Trung Quốc có kế hoạch trồng sầu riêng tại Lào khiến cho nhiều người không khỏi lo ngại cho tương lai những trái sầu riêng của Bầu Đức.
Tuy nhiên, với những gì vị Chủ tịch HAGL từng tiết lộ thì sầu riêng trồng trên đất Lào của HAGL có ba lợi thế quan trọng sau.
Một là tính trái vụ. Cụ thể, bầu Đức cho biết: “Sầu riêng trong nước thu hoạch vào tháng 7 còn sầu riêng của HAGL trồng ở Gia Lai là trên độ cao 600m, ở Lào là độ cao 900m nên tháng 10 mới thu hoạch. Bán trong nước có khi còn chưa đủ, không biết có mà bán cho Trung Quốc hay không”.
Hai là giá vốn thấp. Bầu Đức cho biết, biến phí của sầu riêng HAGL chỉ là 5.000 đồng/kg, tính cả chi phí đất đai,... thì giá vốn sầu riêng là 10.000 đồng/kg.
Nếu con số bầu Đức công bố là đúng thì sầu riêng sẽ là sản phẩm siêu lợi nhuận của HAGL. Cần phải biết rằng, trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, giá sầu riêng dao động 80.000 - 210.000 đồng/kg, cao hơn năm 2021 từ 20.000 - 90.000 đồng/kg.
Với một nhà vườn bình thường ở miền Tây, trừ hết các chi phí, thu lãi từ 1 - 2 tỉ đồng/ha. Còn với bầu Đức biên lợi nhuận gộp này có thể cao hơn, với điều kiện đã tính đủ chi phí trong giá vốn.
Với năng suất ước vào khoảng 30 - 40 tấn/ha, sầu riêng theo kỳ vọng của bầu Đức sẽ mang về khoảng lợi nhuận lớn cho HAGL, ngang ngửa heo và chuối.
Ba là chất lượng. Bầu Đức khẳng định: " So với miền tây, sầu riêng trồng ở những khu vực của Công ty sẽ ngon hơn nhờ trồng trên đất đỏ, ở vùng cao nên không bị úng nước và khí hậu cũng tốt hơn cho cây".
Bên cạnh đó, một lợi thế nữa của sầu riêng HAGL trồng tại Lào đó sẽ sớm được thu hoạch hơn. Tính đến nay, sầu riêng của HAGL có 62ha tại Việt Nam đã vào mùa thu hoạch trong khi dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Lào còn cần 5-7 năm nữa mới cho sản phẩm. Khoảng 30ha sầu riêng của HAGL đã cho trái bói vào quý 3/2022, khối lượng quân bình mỗi trái nặng 3,5 kg, có trái cá biệt lên đến 9-10 kg/trái.
Sang năm 2023, bên cạnh 62 ha tại Việt Nam, ước tính có khoảng 200 ha tại Lào của HAGL cũng được thu hoạch.
Vườn sầu riêng HAGL
Nhịp sống thị trường