'Vũ khí hóa' đồng euro gây suy yếu chính Liên minh châu Âu
Một quan chức cấp cao của ECB cảnh báo, việc sử dụng đồng euro làm vũ khí kinh tế trong cuộc xung đột toàn cầu sẽ làm suy yếu chính EU.
- 28-01-2024Cái giá của chiến dịch tấn công Houthi
- 28-01-2024Quan chức Anh: Quân đội Nga 'thụt lùi 18 năm' sau hai năm xung đột, phải tháo tủ lạnh lấy linh kiện
- 28-01-2024Thiên thể cạnh Trái Đất đang co lại, đe dọa phi hành gia NASA
Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cảnh báo các quốc gia thuộc khu vực đồng euro không nên sử dụng đồng tiền của mình làm vũ khí trong một cuộc xung đột toàn cầu, bởi vì cuối cùng họ có thể làm suy yếu chính bản thân mình.
Ý kiến trên được đưa ra khi Liên minh châu Âu đang xem xét tịch thu tài sản nhà nước của Nga dưới dạng dự trữ ngoại hối đang bị đóng băng.
Các quan chức châu Âu đã tranh luận trong nhiều tháng về việc liệu có nên tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga, bao gồm cả dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga để sử dụng cho việc tái thiết Ukraine hay không.
Nhưng một số người lo ngại rằng hậu quả rộng hơn của động thái như vậy, từ trả đũa đến mất niềm tin vào tài sản ký gửi châu Âu, sẽ vượt xa lợi ích có thể thu được.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Ý - ông Fabio Panetta cho biết trong một bài phát biểu: “Việc biến một loại tiền tệ thành vũ khí chắc chắn sẽ làm giảm sức hấp dẫn của nó và khuyến khích sự xuất hiện của các lựa chọn thay thế”.
“Tuy nhiên, quyền lực này phải được sử dụng một cách khôn ngoan, bởi vì quan hệ quốc tế là một phần của 'trò chơi lặp đi lặp lại'”.
Hiện tại EU, Mỹ, Nhật Bản và Canada đã phong tỏa hơn 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Nga từ năm 2022 khi Điện Kremlin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine.
Khoảng 200 tỷ USD trong tổng số tiền này đang nằm tại châu Âu, chủ yếu ở Cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear trên lãnh thổ Bỉ.
Các công ty châu Âu sẽ nhận được phần tài sản của Nga hiện đang bị đóng băng?
Giáo dục và Thời đại