Vụ tai nạn hàng không hi hữu trong lịch sử: 176 người thiệt mạng vì kiểm soát viên không lưu nói tiếng “mẹ đẻ”
Vụ va chạm giữa hai máy bay chở khách vào ngày 10/09/1976 khiến 176 người thiệt mạng đến nay vẫn được cho là thảm kịch hàng không hi hữu và kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không Croatia.
- 20-06-2023Chuyện về nữ phi hành gia đầu tiên và bi kịch ngành hàng không vũ trụ Liên Xô
- 12-06-2023Hãng hàng không “bay màu” 180 triệu USD, cổ phiếu giảm 10% vì một bài hát
- 17-01-2023Hơn chục vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng trong 30 năm: Tại sao bay ở Nepal lại nguy hiểm?
Thảm kịch hàng không kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không Croatia
Với nhiệm vụ điều hành và đảm bảo an toàn cho những chuyến bay, kiểm soát viên không lưu được ví như những người canh gác bầu trời, đảm bảo an toàn và trật tự không lưu.
Công việc này yêu cầu các kiểm soát viên phải đảm bảo việc duy trì liên lạc với các phi công trong suốt hành trình bay, đồng thời họ phải là người nắm rõ lộ trình và vị trí của máy bay từ khi cất cánh đến khi hạ cánh. Qua đó kết hợp với phi công điều hành và đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Có thể nói kiểm soát viên không lưu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của các chuyến bay, vì chỉ một sai xót nhỏ từ bộ phận này cũng có thể gây ra những thảm kịch kinh hoàng.
Trong lịch sử hàng không thế giới đã từng ghi nhận khá nhiều những vụ tai nạn xảy ra do lỗi của bộ phận này. Một trong những tai nạn thảm khốc nhất phải kể đến vụ va chạm kinh hoàng giữa hai máy bay chở khách tại không phận Zagreb, Croatia vào ngày 10/9/1976. Vụ va chạm đã khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên hai chuyến bay thiệt mạng, số người tử vong lên tới 176 người.
Nguyên nhân hi hữu: 176 người thiệt mạng vì kiểm soát viên không lưu nói tiếng “mẹ đẻ”
Theo đó, ngày 10/9/1976 chuyến bay mang số hiệu 550 của hãng Inex-Adria Aviopromet bay từ Split, Nam Tư đến Cologne, Tây Đức. Khi đi qua không phận Croatia chuyến bay Adria 550 đã xin phép trung tâm điều khiển không lưu Zagreb thay đổi độ cao.
Hôm đó, vì radar định vị tại trung tâm gặp sự cố cộng thêm việc một mình phải kiểm soát và điều hành nhiều chuyến bay một lúc, nên nhân viên kiểm soát không lưu Gradimir Tasic đã đồng ý cho Adria 550 thay đổi độ cao mà không hề hay biết chuyến bay mang số hiệu 476 của hãng hàng không British Airways (Anh) cũng đang tiến tới.
Khi nhân viên kiểm soát không lưu Gradimir Tasic phát hiện ra điểm bất thường, anh ngay lập tức đã liên hệ đưa cảnh báo yêu cầu Adria 550 ngừng thay đổi độ cao. Nhưng vì quá hoảng sợ, Gradimir Tasic đã mất bình tĩnh và vô tình sử dụng tiếng “mẹ đẻ” thay vì tiếng Anh. Việc sử dụng ngôn ngữ bản địa của Serbo Crotia của Gradimir Tasic là trái với quy định của kiểm soát không lưu.
Những nỗ lực cuối cùng của kiểm soát viên không lưu để ngăn chặn thảm hoạ dường như là vô ích vì vào thời điểm Adria 550 ngừng việc tăng độ cao. Nó đã ở đang ở FL335 (độ cao 33,500 feet), trùng với độ cao của chuyến bay 476.
Vài phút trước thảm hoạ, cơ trưởng của chuyến bay 476 là ông Dennis Tann với hơn 10.700 giờ bay vẫn đang vui vẻ nói chuyện cùng 2 cơ phó là Brian Helm và Martin Flint. Mặc dù trước đó nghe thấy cuộc nói chuyện của nhân viên kiểm soát không lưu Gradimir Tasic và cơ trưởng của chuyến bay 550, nhưng vì Tasic dùng tiếng địa phương nên ông đã không thể hiểu tình hình để đưa ra phương án xử lý kịp thời. Khi phát hiện ra chiếc máy bay Adria 550 thì mọi chuyện đã quá muộn màng.
Đội cứu hộ ngay lập tức có mặt tại hiện trường nhưng không có phép màu nào xảy ra. Toàn bộ hành khách trên hai chuyến bay đều thiệt mạng. Đống đổ nát của hai chiếc máy bay tiếp tục bốc cháy hàng giờ liền sau đó. Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của 176 nạn nhân xấu số, đến nay đây vẫn được cho là thảm hoạ hàng không kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không Croatia.
Kết quả điều tra
Sau khi tiến hành điều tra, phía cơ quan thẩm quyền đã đưa ra kết luận cuối cùng. Nguyên nhân chính dẫn tới thảm hoạ là do lỗi sai của kiểm soát viên không lưu Gradimir Tasic. Tuy nhiên, phía trung tâm kiểm soát không lưu Zagreb cũng phải chịu trách nhiệm về việc radar xảy ra sự cố và việc phân bổ nhân sự không hợp lý khi để nhân viên phải làm việc quá sức.
Chính vì vậy, Gradimir Tasic ban đầu phải đối mặt với án tù 20 năm nhưng vì vào thời điểm xảy ra tai nạn, anh đã có 3 ca làm việc liên tục. Đây là lịch trình làm việc không phù hợp với tính chất căng thẳng của công việc. Thêm vào đó, radar tại trung tâm thường xuyên hiển thị sai độ cao dù đã đi vào vận hành 2 năm. Những lý do này đã giúp Gradimir Tasic chỉ phải nhận án tù 7 năm và được giảm xuống còn 2 năm ngay sau đó.
Vụ tai nạn này đến nay vẫn được cho là thảm hoạ hàng không kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không Croatia.
Phụ nữ số