Vụ Vinasun kiện GrabTaxi: Lấy vốn hoá làm căn cứ tính thiệt hại, giờ cổ phiếu đã tăng gấp rưỡi so với đáy
Ngay giai đoạn phiên toà xét xử đang diễn ra, cổ phiếu VNS đã hồi phục về ngưỡng ~19.000 đồng tức tăng khoảng 58% so với giá đáy giữa tháng 12/2017 và tăng 23% so với đầu năm 2018.
- 19-10-2018Vinasun kiện Grab: Nhìn lại những dấu mốc một năm rưỡi kiện tụng, hoãn, tăng tiền đòi đền bù thiệt hại...
- 19-10-2018CEO Grab VN chỉ ra 2 sai lầm trong tính toán thiệt hại 42 tỷ đồng của Vinasun và nhắn nhủ đối thủ: Nhìn lại chính mình để hiểu lý do sụt giảm lợi nhuận thực sự, nên đổi mới để phục vụ khách hàng tốt hơn
- 18-10-2018[Vinasun kiện Grab] Grab cho rằng Vinasun cố tình làm trì hoãn việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh vận tải vì lợi ích riêng
Phiên toà xét xử vụ án Vinasun kiện GrabTaxi đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đang diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vinasun kiện Grab vì cho rằng Grab đã có hành vi kinh doanh không lành mạnh. Vinasun cho rằng lợi nhuận bị sụt giảm trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến 30/6/2017 là do sự xuất hiện và phát triển của các nền tảng đặt xe công nghệ như Grab (và Uber) đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của người tiêu dùng.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới có vụ một công ty taxi (truyền thống) khởi kiện một công ty công nghệ với lý do bị sụt giảm doanh thu.
Đây là một vụ kiện được công chúng quan tâm vì phán quyết của vụ kiện này thật sự là một phép thử cho nỗ lực của Việt Nam trong quá trình hướng đến nền kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0.
Mỗi bên trong vụ kiện đều có những lý lẽ của riêng mình. Tuy nhiên, bài viết này chúng tôi đề cập đến một vấn đề khiến GrabTaxi bức xúc đến mức đưa ra cáo buộc về trình độ chuyên môn của CTCP Thẩm định - Giám định Cửu Long (gọi tắt là Cửu Long), công ty thẩm định thiệt hại do tòa chỉ định.
Đơn vị giám định Cửu Long đã tính toán thiệt hại của Vinasun trong giai đoạn từ 1/1/2016-30/6/2017 như sau:
Một trong những yếu tố quan trọng trong cách tính của Đơn vị giám định Cửu Long là "giảm vốn hoá thị trường".
Theo dữ liệu của CafeF, đầu năm 2016, cổ phiếu VNS của Vinasun có giá ~25.500 đồng/cổ phiếu (tính theo giá đã điều chỉnh 4 lần công ty chi trả cổ tức bằng tiền). Cổ phiếu VNS biến động trong khung giá 21->26.000 đồng/cổ phiếu trong 6 tháng đầu năm 2016. Sang tháng 7/2016, cổ phiếu VNS có những bước bứt phá ngoạn mục từ ~25.000 đồng lên gần 30.500 đồng/cổ phiếu.
Sau giai đoạn bứt phá đó, cổ phiếu VNS tiếp tục giữ mức giá cao hơn đầu năm 2016, giữ ổn định trên 30.000 đồng, có lúc lên đến 33.000 đồng/cổ phiếu. Mức giá này giữ đến tận gần cuối năm 2016.
Nếu tính cả năm 2016, cổ phiếu VNS tăng hơn 18%.
Cổ phiếu VNS biến động mạnh, có những giai đoạn giảm sâu nhưng cũng nhiều thời điểm tăng mạnh bứt phá
->Câu hỏi đặt ra là, Grab hay Uber hay nói chung là những ứng dụng gọi xe công nghệ đã đến Việt Nam từ hồi năm 2014 và ngay từ thời điểm đó đã nổi trội. Nếu vì Grab, Uber, vì sao cổ phiếu VNS vẫn tăng?
Trong suốt 3 tháng đầu năm 2017, cổ phiếu VNS giữ quanh mức 25-30.000 đồng/cổ phiếu. Tháng 4/2017 mới bắt đầu những chuỗi ngày sụt giảm sâu của giá cổ phiếu VNS. Từ ngưỡng ~25.000 đồng, cổ phiếu VNS giảm xuống còn ~19.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng, điều đáng nói là, sau chuỗi ngày giảm sâu, cổ phiếu VNS có nhiều chuỗi tăng điểm mạnh mẽ. Ví dụ như giai đoạn 1 tháng từ 19/5/2017-19/6/2017, cổ phiếu VNS có 15 phiên tăng, 4 phiên giảm và 3 phiên đứng giá. Giá cổ phiếu VNS tăng từ 19.000 lên 24.000 đồng.
->Câu hỏi đặt ra là, nếu đổ tại Grab, Uber làm vốn hoá thị trường của VNS giảm thì những sóng tăng cực mạnh của VNS có phải nhờ Grab, Uber?
Lưu ý rằng, đơn vị giám định Cửu Long đã tính toán thiệt hại của Vinasun trong giai đoạn từ 1/1/2016-30/6/2017. Mà như chúng tôi đã thống kê ở trên, cổ phiếu VNS thực tế có biến động tăng/giảm liên tục trong suốt giai đoạn kể trên và những giai đoạn tăng có lẽ còn nhiều hơn giai đoạn giảm.
Theo thống kê của CafeF, đà giảm cổ phiếu VNS thực sự bắt đầu kể từ sau 30/6/2017. Có lúc, cổ phiếu VNS giảm về 12.000 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 12/2017. Tuy vậy, cổ phiếu VNS đã có nhịp hồi mạnh mẽ lên 15.450 đồng/cổ phiếu chỉ trong 2 tuần trước khi chốt sổ năm 2017. Bây giờ, ngay giai đoạn phiên toà xét xử đang diễn ra, cổ phiếu VNS đã hồi phục về ngưỡng ~19.000 đồng tức tăng khoảng 58% so với giá đáy giữa tháng 12/2017 và tăng 23% so với đầu năm 2018.
Những thống kê trên để nói rằng, biến động giá cổ phiếu trên thị trường nói chung có rất nhiều yếu tố và nếu Đơn vị giám định dựa vào sự biến thiên không ngừng nghỉ của chart giá để đo đếm thiệt hại mà Vinasun phải gánh chịu thì có lẽ là khá mơ hồ và cần nhiều lời giải thích hơn.
Liên quan đến vấn đề giám định, phía Grant Thorton có đưa ra các quan điểm để giám định với các yếu tố hoàn toàn khác với phía Cửu Long. Cụ thể, Grant Thorton cho rằng việc giám định sẽ không suy xét đến bất cứ yếu tố hoặc lựa chọn di chuyển thay thế nào khác có thể ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh của Vinasun. Grant Thorton cũng cho rằng sự sụt giảm giá trị vốn hoá của Vinasun bao gồm tổng giá trị cổ phiếu sở hữu bởi các cổ đông trong công ty không phải là minh chứng cho thấy thiệt hại thực tế của Vinasun và sẽ rất vô lý nếu Grab phải chịu trách nhiệm cho những biến động trên thị trường của các doanh nghiệp khác, bao gồm cả Vinasun.
Trí Thức Trẻ
- Bị toà xử thua kiện, GrabTaxi khẳng định sẽ kháng cáo và đệ đơn kiện ngược Vinasun
- Thiếu chứng cứ chứng minh Grab làm sụt giảm lợi nhuận của Vinasun, phiên toà bị hoãn lần 4
- GrabTaxi gửi tâm thư giữa bão kiện tụng của Vinasun
- CEO Grab VN chỉ ra 2 sai lầm trong tính toán thiệt hại 42 tỷ đồng của Vinasun và nhắn nhủ đối thủ: Nhìn lại chính mình để hiểu lý do sụt giảm lợi nhuận thực sự, nên đổi mới để phục vụ khách hàng tốt hơn
- Vinasun: 4 năm lỗ 1.700 tỉ đồng, tiền đâu Grab hoạt động?