MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vừa bị sa thải, nóng vội làm ông chủ để phục thù, tôi vỡ mộng: Làm startup không dễ, muốn ăn xổi chỉ có thất bại

12-04-2023 - 11:13 AM | Tài chính quốc tế

Vừa bị sa thải, nóng vội làm ông chủ để phục thù, tôi vỡ mộng: Làm startup không dễ, muốn ăn xổi chỉ có thất bại

Startup trong thị trường hiện tại có thể gặp khó khăn do khan hiếm vốn đầu tư mạo hiểm.

Sau khi bị sa thải vào năm 2022, Jen Zhu quyết định đồng sáng lập nên Maida Health Inc - một startup chuyên cung cấp công cụ phần mềm cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe. Trước đó, Zhu từng làm việc tại công ty Carbon Health Technologies, Mỹ.

“Thực ra tôi thấy khá nhẹ nhõm khi bị sa thải. Chẳng còn lý do gì để trì hoãn tham vọng kinh doanh của mình”, cô chia sẻ.

Sau khi huy động được 100.000 USD từ công ty đầu tư mạo hiểm Day One Ventures, cô gái trẻ hiện đang tìm cách tạo ra doanh thu để có thể tự duy trì và thu hút thêm các nhà đầu tư.

Theo Meghna Virick, Phó hiệu trưởng các chương trình đại học tại Đại học San Jose, sa thải có thể là động lực giúp nhiều người khởi nghiệp. “Việc bị sa thải gián đoạn con đường sự nghiệp của một người và điều này có thể tạo ra cú hích lớn”, bà nói.

Tuy nhiên, khởi nghiệp chưa bao giờ là chuyện dễ dàng khi gần đây, dòng tiền chảy vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu đang chạm mức thấp kỷ lục trong nhiều năm. Trong quý IV/2022, tại Mỹ, các khoản đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu đã giảm 40% xuống còn 3,1 tỷ USD, theo PitchBook-NVCA Venture Monitor. Sự sụp đổ của Ngân hàng SVB cũng khiến nhiều nhà đầu tư mạo hiểm chùn bước và cẩn trọng hơn trước những startup vốn được sinh ra bởi những ông chủ, bà chủ bị sa thải.

Wesley Chan, đồng sáng lập kiêm đối tác quản lý tại FPV Capital, một công ty đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu trị giá 450 triệu USD, cho biết công ty ông nhận được nhiều lời thu hút đầu tư từ những CEO bị ảnh hưởng từ làn sóng sa thải.

“Chúng tôi mất cả đời để suy nghĩ về những công ty khởi nghiệp mang lại lợi nhuận vượt trội. Đó không phải chuyện chỉ ngày một, ngày hai”, ông chia sẻ.

Vừa bị sa thải, nóng vội làm ông chủ để phục thù, tôi vỡ mộng: Làm startup không dễ, muốn ăn xổi chỉ có thất bại - Ảnh 1.

Jen Zhu

Dẫu vậy, một số nhà đầu tư vẫn lạc quan rằng Thung lũng Silicon sẽ có những doanh nghiệp mới tuyệt vời sau thời kỳ suy thoái. Jason Calacanis, một nhà đầu tư thiên thần kiêm host chương trình podcast nổi tiếng về startup, đã kêu gọi các cựu nhân viên Google - những người nằm trong danh sách bị sa thải hợp tác với nhau và thành lập công ty mới.

“Bây giờ là lúc thích hợp. Bạn chẳng còn gì để mất. Gói trợ cấp thất nghiệp khổng lồ sẽ hỗ trợ dự án khởi nghiệp trả thù của bạn!”.

Trước đây, trong thời kỳ bùng nổ công nghệ, Masha Bucher, founder kiêm đối tác chung của công ty Day One Ventures, luôn tìm kiếm các công ty khởi nghiệp được điều hành bởi những người từng làm việc cho Big Tech. Tuy nhiên giờ đây, do thị trường bão hoà và đầy rẫy những startup nổi bật, Bucher phải khắt khe hơn trong quá trình chọn lọc.

Hiện tại, Day One Ventures đã chọn được 7 dự án khởi nghiệp trong số 1.200 ứng viên, mỗi dự án rót 100.000 USD vốn. Maida Health của Jun Zhu cũng nằm trong số đó.

Theo WSJ, bất chấp suy thoái, các CEO từng là nhân viên công nghệ bị sa thải khá thành công trong việc huy động vốn đầu tư. Teddy Ni và Alex Danilowicz, đồng sáng lập Mirrorful, một công ty khởi nghiệp phát triển phần mềm nguồn mở là ví dụ điển hình. Tháng 1, họ đã huy động được 500.000 USD từ Y Combinator, một công ty tăng tốc khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon.

Teddy Ni (26 tuổi), từng là kỹ sư phần mềm tại Robinhood Markets cho biết anh đã nhen nhóm ý định thành lập một startup kể từ khi học đại học. Ý định này sau đó phải tạm hoãn, phần vì thích công việc toàn thời gian, lương thưởng hấp dẫn và sự nghiệp thăng tiến.

Vừa bị sa thải, nóng vội làm ông chủ để phục thù, tôi vỡ mộng: Làm startup không dễ, muốn ăn xổi chỉ có thất bại - Ảnh 2.

Alex Danilowicz và Teddy Ni

Tuy nhiên, đợt sa thải mới đây - hệ luỵ sau khi các tập đoàn lớn không soi xét kỹ vấn đề tuyển dụng đã khiến Ni tỉnh ngộ. “Hy vọng chúng tôi không đi vào vết xe đổ ấy”, anh chia sẻ.

Trước đó, Giám đốc vận hành Yorlin Ng của Momentum Works cũng nhận định việc các lao động ngành công nghệ bị sa thải chưa chắc đã là điều tồi tệ. Họ có cơ hội khởi nghiệp riêng hoặc gia nhập những ngành nghề mới để thúc đẩy tiến trình phát triển.

“Vẫn còn nhiều công việc khan hiếm lao động như kỹ sư phần mềm, chuyên viên phân tích số liệu...Nhiều công ty với nguồn vốn lớn cũng sẽ tận dụng cơ hội này để thu hút nhân tài về cho họ. Điều quan trọng là mọi người phải thích nghi được với sự thay đổi của ngành công nghệ”, bà Yorlin nhấn mạnh.

Theo một khảo sát của ZipRecruiter, khoảng 80% những người bị sa thải có thể tìm được công việc mới ngay trong vòng 3 tháng vì thị trường lao động của giới công nghệ vẫn rất màu mỡ. Những lao động công nghệ bắt đầu bày tỏ sự hứng thú với những công ty nhỏ hơn và họ cũng thay đổi bán kính tìm việc của mình.

“Tôi cảm thấy nhẹ nhõm một cách kỳ lạ, như thể giờ mình có thể làm bất cứ điều gì mình muốn”, chị Jen Zhu, đồng sáng lập công ty Maida AI, chia sẻ. Được biết, người phụ nữ này từng là giám đốc công nghệ một công ty chuyên về lĩnh vực sức khỏe bị sa thải vào tháng 7/2022.

“Tôi muốn thông qua trí tuệ nhân tạo để giúp xây dựng lại một mối quan hệ thân thiện hơn giữa bệnh nhân và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe”, chị Jen Zhu nói.

Rất nhiều người giống chị Jen tại thung lũng Silicon bỗng nhiên tìm kiếm một tương lai khác cho chính mình, sau khi các ông lớn công nghệ như Meta, Google sa thải hàng nghìn nhân sự trong tháng 1. Tuy nhiên việc bắt đầu kinh doanh trong thị trường hiện tại có thể gặp khó khăn do khan hiếm vốn đầu tư mạo hiểm.

Theo: WSJ, CNN


Theo Vũ Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên