MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vừa chuyển đi 3 tỷ đồng, cô gái yêu cầu phong tỏa toàn bộ tài khoản người nhận, ngân hàng đồng ý ngay và được cảnh sát tuyên dương

03-07-2024 - 21:27 PM | Kinh tế số

Một thủ đoạn lừa đảo cũ tái diễn.

Vừa chuyển đi 3 tỷ đồng, cô gái yêu cầu phong tỏa toàn bộ tài khoản người nhận, ngân hàng đồng ý ngay và được cảnh sát tuyên dương- Ảnh 1.

Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc Chi nhánh Pujiang tại huyện Phố Giang, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc cho biết, nhận được cuộc gọi từ cô gái tên Huang yêu cầu phong tỏa tài khoản người vừa được cô chuyển khoảng 960.000 NDT (khoảng 3,3 tỷ đồng) vì đó là một kẻ lừa đảo.

Trong quá trình nói chuyện, nhân viên ngân hàng phát hiện cô Huang không nắm rõ thông tin người nhận tiền và giọng điệu có chút khó chịu. Với sự nhạy cảm nghề nghiệp, các nhân viên kết luận rằng cô Huang có thể gặp phải vụ lừa đảo mạng viễn thông.

Sau đó, nhân viên ngân hàng yêu cầu cô đến chi nhánh để làm thủ tục và đồng thời liên hệ với cảnh sát. Cô Huang cho biết nhận được cuộc gọi từ bạn cô là anh Zhang, anh này nói rằng sếp của anh muốn vay 960.000 NDT nhưng anh không có nhiều tiền như vậy. Do đó, anh muốn mượn tiền cô Huang và nhờ cô chuyển tiền giúp.

Vì có ý tốt, cô Huang thực hiện chuyển đi 960.000 NDT. Tuy nhiên, sau khi chuyển xong, anh Zhang kiểm tra trạng thái thanh toán với lãnh đạo, không ngờ đối phương nói rằng không hề mượn tiền. Lúc này, ông Zhang mới nhận ra mình đã bị lừa và liên hệ ngay với cô Huang.

Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện, ngân hàng xác định cô Huang đã vô tình vướng vào một vụ lừa đảo viễn thông. Do đó, ngân hàng vừa là thủ tục với ngân hàng người nhận để phong tỏa toàn bộ tài khoản bên kia đồng thời phối hợp với cảnh sát để truy vết dòng tiền nhằm bắt đối tượng lừa đảo.

Bằng nghiệp vụ của mình, Sở công an huyện Phổ Giang, Chiết Giang (Trung Quốc) đã phối hợp với các bên liên quan, thành công phong tỏa số tiền bị chuyển đi và đồng thời phong tỏa tòa bộ tài khoản nghi phạm lừa đảo.

Sau hơn 10 phút, việc chuyển 960.000 NDT đã được đóng băng thành công, theo đó, số tiền đã được phong tỏa thành công trước khi kẻ lừa đảo chuyển tiền. Cảnh sát đã lập tức tuyên dương sự nhạy bén của ngân hàng vì đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo. Sau đó, cảnh sát phát hiện kẻ lừa đảo ở rất xa, hiện đang sống ở một tỉnh, thành khác. 

Ngày hôm sau, cảnh sát lập tức đi đến nơi nghi phạm đang ẩn náu, hợp tác với cơ quan địa phương để mở cuộc điều tra và bắt thành công nghi phạm tên Yang. Thủ đoạn lừa đảo của Yang không mới nhưng vẫn nhiều người mắc phải.

Qua đó, cảnh sát khuyến cáo, thủ đoạn lừa đảo mạo danh người thân quen để vay mượn tiền càng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn vô cùng tinh vi. Điển hình như, đối tượng lừa đảo tạo tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo,..) với hình ảnh của khách hàng, hoặc lừa khách hàng truy cập vào các đường link gian lận để thu thập thông tin và chiếm quyền sở hữu tài khoản này của khách hàng.

Đối tượng lừa đảo sử dụng tài khoản đã chiếm được nhắn tin cho người thân trong danh sách bạn bè để hỏi vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng có họ tên trùng với chủ tài khoản mạng xã hội để nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền.

Ngoài ra, bằng công nghệ Deepfake/Swapface, đối tượng lừa đảo tái tạo lại khuôn mặt và giọng nói, tạo video giả mạo nhằm thực hiện những cuộc gọi video ngắn, kém chất lượng lấy lý do lỗi mạng để nạn nhân tin tưởng và thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng.

Theo đó, mọi người luôn cần xác thực danh tính người thân trước khi chuyển tiền bằng cách gọi điện thoại trực tiếp. Không gọi xác thực qua ứng dụng chat (bao gồm cả video call) và Không chuyển tiền nếu nhận được yêu cầu qua tin nhắn trên các ứng dụng mạng xã hội. Nếu phát hiện các trường hợp yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, cần báo cho cơ quan chức năng để được tư vấn, giải quyết.

Minh Tiến

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên