MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Vua dầu mỏ' Rockefeller thẳng thắn: Muốn làm người tốt thì đừng bào chữa cho thất bại, chúng ta không điều khiển được gió nhưng có thể chỉnh lại cánh buồm

23-06-2024 - 16:22 PM | Sống

Vị tỷ phú không chỉ dạy thế hệ hệ sau cách kiếm tiền mà còn dạy cách sống một cuộc sống tuyệt vời, trở thành người có giá trị cho xã hội.

Trên thế giới, có rất nhiều tỷ phú tự thân đã vượt lên số phận, thoát nghèo từ 2 bàn tay trắng. Họ thành công khi sở hữu khối tài sản khổng lồ cùng sức ảnh hưởng lớn từ chính nỗ lực và trí tuệ của bản thân. Trong số những tỷ phú nổi tiếng của thế giới, Rockefeller là nhân vật thu hút sự chú ý.

John Rockefeller là "vua dầu mỏ", "ông trùm kinh doanh" và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông có vai trò quan trọng đóng góp trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai. Ông được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu.

Rockefeller nổi tiếng với câu nói khiến tất cả mọi người phải suy ngẫm: "Không phải cứ nỗ lực là có thể thay đổi được số phận, thoát nghèo". Câu nói của ông là lời cảnh tỉnh với những người chỉ nghĩ dựa vào sự chăm chỉ để thay đổi vận mệnh cuộc đời.

Bản thân ông không chỉ giàu có mà con cháu của ông cũng có lịch sử 200 năm hưng thịnh, phá tan lời nguyền: "Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời". 

'Vua dầu mỏ' Rockefeller thẳng thắn: Muốn làm người tốt thì đừng bào chữa cho thất bại, chúng ta không điều khiển được gió nhưng có thể chỉnh lại cánh buồm- Ảnh 1.

'Vua dầu mỏ' Rockefeller

Sự giàu có của bản thân ông phụ thuộc vào năng lực, còn sự giàu có của thế hệ tương lai phụ thuộc vào học vấn . Bản thân Rockefeller là một nhà giáo dục hàng đầu, ông đã ghi lại nhiều kinh nghiệm, quan niệm quý báu được lưu giữ trong gia đình. Các thế hệ sau được đọc những  bí quyết ấy dưới dạng lá thư từ khi còn nhỏ. Đặc biệt trong đó, ông đề cập đến 3 bí quyết giúp cuộc đời thăng hạng. 

1. Không bào chữa cho thất bại 

Tỷ phú Rockefeller đã nói trong bức thư gửi tếh hệ sau: "Chúng ta cần nắm vững khả năng bào chữa cho thất bại". 

Hãy thử tưởng tượng, nếu một kẻ thua cuộc tìm được một lý do chính đáng thì họ sẽ cố chấp, rồi luôn lấy lý do này để giải thích cho người khác: "Tôi thất bại vì lý do này". Thói quen là một điều rất đáng sợ lúc đầu bạn có thể nhận ra mình đang kiếm cớ cho sự thất bại. Nhưng theo thời gian, bạn sẽ thực sự tin rằng thất bại của mình là do lý do đó gây ra.

Thất bại thực ra là một điều tốt, chỉ cần bạn xem xét và suy nghĩ nhiều hơn, lần sau bạn có thể đạt được tiến bộ lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ bào chữa, bạn sẽ luôn gặp phải thất bại và bào chữa, sẽ khó tiến gần đến thành công. 

Nếu bạn làm bài thi không tốt và bạn viện cớ là mình bị ốm, bị mất ngủ,... Nhưng thực ra nguyên nhân là do bạn ôn tập chưa kỹ thì những lần sau, bạn sẽ mắc lỗi lầm tương tự, vấn đề mãi không thể giải quyết. 

Hay khi trượt vòng phỏng vấn, đó là do bạn chuẩn bị chưa cẩn thận nhưng bạn lại đổ lỗi cho việc ăn mặc không phù hợp hay đổ thừa cho nhà tuyển dụng. Nếu mãi không nhận ra vấn đề ở bản thân, bạn sẽ luẩn quẩn trong vòng thất bại. 

Chúng ta phải làm chủ khả năng, không bào chữa cho thất bại, xem xét và suy nghĩ kỹ càng để có cơ hội thành công trong tương lai.

'Vua dầu mỏ' Rockefeller thẳng thắn: Muốn làm người tốt thì đừng bào chữa cho thất bại, chúng ta không điều khiển được gió nhưng có thể chỉnh lại cánh buồm- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

2. Khả năng cạnh tranh bằng sự quyết tâm   

Trong những bức thư, tỷ phú Rockefeller kể câu chuyện về sự cạnh tranh của ông với đối thủ đáng kính nhất: ông Benson. Vào thời điểm đó, Rockefeller đã chiếm 70% ngành dầu mỏ và ông đang cân nhắc tiến thêm một bước, nhưng Benson đã xuất hiện và đối đầu, muốn đánh bại những công ty dầu mỏ của ông. 

Hai bên tranh đấu căng thẳng, cuối cùng tỷ phú Rockefeller dành chiến thắng. Và cuộc tranh tài như vậy khiến ông nhận ra được nhiều vấn đề từ Benson.

Ở một mức độ nào đó, khi đối mặt với sự cạnh tranh, việc rút lui thường là đầu hàng. Chúng ta phải quyết tâm cạnh tranh. Nếu thành công thì sẽ có nhiều lợi ích. Dù thất bại do nỗ lực hết mình cũng không phải là điều xấu, bạn sẽ tự mình học được rất nhiều điều.

3. Hãy tin vào khả năng của mình

"Tôi là kẻ vô dụng, tôi sẽ không bao giờ đạt đến trình độ như họ". Câu nói này phản ánh hoàn cảnh hiện tại của hầu hết chúng ta, những người luôn khăng khăng tin rằng bản thân là một người rất bình thường và chỉ có thể sống một cuộc đời bình thường.

Nhưng theo quan điểm của "vua dầu mỏ" Rockefeller, đây là suy nghĩ rất ngu ngốc. Dù một người ở độ tuổi nào thì họ cũng phải có: Niềm tin vào khả năng của chính mình. Điều này không có nghĩa là bạn tin rằng bạn là người giỏi nhất thế giới và bạn là người bất khả chiến bại. Mà bạn cần rằng bản thân không vô dụng, rằng bạn là người rất quan trọng trên thế giới và được mọi người công nhận. 

Như tỷ phú Rockefeller đã nói: "Chúng ta không thể điều khiển gió nhưng có thể điều khiển cánh buồm". Có một nguyên tắc trong cuộc sống: suy nghĩ của bạn quyết định hành động của bạn và hành động của bạn quyết định những gì người khác nghĩ về bạn.

'Vua dầu mỏ' Rockefeller thẳng thắn: Muốn làm người tốt thì đừng bào chữa cho thất bại, chúng ta không điều khiển được gió nhưng có thể chỉnh lại cánh buồm- Ảnh 3.

Khi chúng ta có khả năng tin tưởng chắc chắn vào bản thân, hành động của chúng ta sẽ bắt đầu hướng tới phiên bản tốt hơn của chính chúng ta. Hành động sớm hay muộn sẽ khiến chúng ta trở nên tốt hơn và gây ấn tượng với người khác!

Rockefeller đã để lại tổng cộng 38 bức thư cho thế hệ con cháu. Những bức thư này bao hàm một phạm vi rất toàn diện, bao gồm kiến thức xã hội, kiến thức đầu tư, cách phát triển bản thân, bí mật về sự giàu có. 

Ông không chỉ dạy thế hệ hệ sau cách kiếm tiền mà còn dạy cách sống một cuộc sống tuyệt vời, trở thành người có giá trị cho xã hội. Đó là những kiến thức hữu ích, chứ không hề mang tính giáo điều, sáo rỗng, nhàm chán. Ông đã truyền tải dưới dạng những câu chuyện để ngay một đứa trẻ cũng có thể hiểu được. 

Theo Toutiao 

Theo Ứng Hà Chi

Đời sống và Pháp luật

Trở lên trên