"Vua tôm" Minh Phú tham vọng đặt mục tiêu lợi nhuận 2023 hơn 1.100 tỷ đồng, cao kỷ lục từ khi hoạt động
Nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, MPC đặt chiến lược trọng tâm phấn đấu đến 2030 giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam bằng với Ấn Độ.
- 12-04-2023Cổ phiếu Nhà khang Điền (KDH) tăng mạnh, quỹ thành viên thuộc VinaCapital tranh thủ thoái sạch vốn
- 12-04-2023Doanh nghiệp bán bánh tráng trên sàn chứng khoán thu về hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày, "dốc hầu bao" chia hết lợi nhuận thành cổ tức
CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) đã công bố công bố báo cáo thường niên 2022.
Sang năm 2023, Minh Phú đặt mục tiêu sản xuất 60.000 tấn thủy sản với doanh thu hợp nhất đạt hơn 17.985 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.146 tỷ đồng, lần lượt tăng 9% và 38% so với thực hiện 2022. Đáng chú ý, nếu doanh nghiệp thực hiện thành công, đây sẽ mức lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay mà MPC đạt được, phá kỷ lục năm 2022.
Trong kế hoạch 2023, một số công ty con như Minh Phú Cà Mau và Minh Phú Hậu Giang giao chỉ tiêu doanh thu 500 tỷ đồng, Minh Phú Lộc An đạt 117,9 tỷ đồng, Minh Phú Kiên Giang đạt 26,2 tỷ đồng…
Trước đó năm 2022, Minh Phú đạt được mức doanh thu ấn tượng, cán mốc hơn 16 nghìn tỷ đồng, tăng 21% cùng kỳ, đồng thời lần đầu tiên đạt mức lợi nhuận sau thuế trên 800 tỷ - cao nhất từ trước đến nay, tăng gần 27% so với mức nền 2021.
Theo Tổng Giám Đốc Lê Văn Quang, thành quả trên là động lực vững chắc để Minh Phú tiếp tục phát triển và nâng cao vị thế của mình trên trường xuất khẩu tôm thế giới.
"Trong chiến lược phát triển, Minh Phú với tầm nhìn phát triển chuỗi giá trị tôm hướng đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số. Minh Phú đã và đang thực hiện số hóa chuỗi giá trị tôm, nâng cao hiệu quả trong chuỗi giá trị và cho phép truy xuất nguồn gốc từ trại giống, tới trang trại nuôi, qua nhà máy chế biến và hệ thống phân phối, đến người tiêu dùng", ông Quang cho hay.
Phấn đấu đến năm 2030 giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam bằng Ấn Độ
Đồng thời, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Minh Phú đặt chiến lược trọng tâm phấn đấu đến 2030 giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam bằng với Ấn Độ và phấn đấu đến năm 2035, giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam bằng với Ecuador.
Để đạt được mục tiêu trên, Minh Phú đã có kế hoạch gia hóa cải thiện di truyền tôm bố mẹ sú và tôm bố mẹ thẻ chân trắng để tạo ra tôm giống có khả năng chống chịu tốt và thích ứng tốt với dịch bệnh, thời tiết, khí hậu và môi trường của Việt Nam. Đồng thời, sản xuất ra tôm giống chất lượng cao kháng bệnh và thích nghi với thời tiết khí hậu, môi trường Việt Nam đưa tỷ lệ thành công của ngành nuôi tôm Việt Nam đến năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2035 đạt trên 80%.
Thêm vào đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng và hoàn thiện các mô hình nuôi tôm sú, tôm sú Quảng canh, tôm sú bán thâm canh, tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao, phù hợp với từng vùng miền với giá thành thấp bằng Ấn Độ từ năm 2030 và bằng Ecuado từ năm 2035.
Điểm đáng chú ý trong năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam lần đầu tiên đạt con số kỷ lục với 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay, đồng thời cao hơn các năm 2019 với 3,4 tỷ USD, năm 2020 với 3,7 tỷ USD, năm 2021 với 3,9 tỷ USD.
Là đơn vị đi đầu trong ngành tôm, từ gia hóa, sản xuất tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng cao, "Vua tôm" Minh Phú cho biết, năm 2022, công ty đạt doanh thu xuất khẩu 14.500 tỷ đồng (khoảng 618 triệu USD) tiếp tục đạt trên 600 triệu USD.
Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu tôm đạt hơn 48.000 tấn, giảm gần 9% so với năm 2021, đây là mức sụt giảm năm thứ 3 liên tiếp kể từ khi xuất hiện Covid-19. Trước đó, Minh Phú công bố sản lượng tôm đạt gần 58.000 tấn.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu MPC giao dịch trên sàn UPCoM, hiện đang dừng ở mức 17.400 đồng/cp.
Nhịp sống thị trường