Vùng Burnley của Anh quay cuồng trong cơn khủng hoảng giá sinh hoạt
Gần 95.000 cư dân của Burnley phải đối mặt với những cú sốc kinh tế vào mùa Đông này, khi giá tiêu dùng đã tăng 11,7% là mức tăng cao nhất so với các địa phương khác.
- 20-11-2022Thu nhập thụ động hơn 125 triệu đồng/tháng, người phụ nữ 34 tuổi tiết lộ 3 cách kiếm tiền ai cũng thử được
- 19-11-2022Các chuyên gia kinh tế: FTX sụp đổ không khác gì 'khoảnh khắc Lehman' của thị trường tiền số
- 19-11-2022Cuộc đời thăng trầm của “nữ siêu lừa” làm rúng động thế giới: Từ hiện tượng của thung lũng Silicon đến án 11 năm tù, tài sản từ 4,5 tỷ USD rơi xuống 0 chỉ sau 1 đêm
Nước Anh đã rơi vào thời kỳ suy thoái kinh tế, với l ạm phát đạt mức kỷ lục trong hơn 40 năm. Hàng triệu người Anh phải đối mặt với khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày khi mùa Đông cận kề. Nhưng chỉ khi đến Burnley - khu vực thiếu thốn nhất, cũng là nơi có tỷ lệ lạm phát cao nhất ở Anh mới cảm nhận hết cuộc sống khó khăn trong cơn bão giá.
Bỏ bữa trưa mỗi ngày và xem tivi trong chăn để giữ ấm không phải là cách mà ông bà Ann và Keith Hartley dự tính khi về hưu. Họ là cư dân ở Burnley, thị trấn phía Bắc nước Anh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Hàng triệu người Anh phải đối mặt với khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày khi mùa Đông cận kề. Ảnh minh họa: Reuters
Ở độ tuổi 70, gia đình ông bà Hartley thậm chí còn phải giảm bớt các tách trà khi đối mặt với hóa đơn năng lượng tăng cao và lạm phát 2 con số trong các cửa hàng.
“Tôi nhận thấy sự khác biệt lớn về chi phí sinh hoạt ở Burnley, điều đó thật điên rồ. Giá cả đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Hệ thống nước nóng trong nhà bị ngắt khi mà chúng tôi cần, bởi không đủ khả năng chi trả”. Chúng tôi đã cắt giảm xuống còn khoảng 2 bữa một ngày. Chúng tôi không có 1 bữa ăn trưa. Chúng tôi cũng không có hệ thống sưởi trong khi thời tiết lạnh kinh khủng”, ông bà Hartleys chia sẻ.
Chị Wendy Pollard, 42 tuổi, một người bán sách tự do và là bà mẹ của 2 con cũng tỏ ra bất an, khi biết rằng giờ đây cô phải trả tiền mua bánh mì và sữa bằng tiền tiết kiệm định dùng vào việc đưa các con đi nghỉ mát.
Nhóm chuyên gia tư vấn của Centre for Cities cho biết, gần 95.000 cư dân của Burnley phải đối mặt nhiều nhất với những cú sốc kinh tế vào mùa Đông này. Với những dãy nhà có từ Thế kỷ XIX, các khu nhà dân ở đây ngốn năng lượng nhiều nhất nước Anh. Giá tiêu dùng ở Burnley đã tăng 11,7% - mức tăng cao nhất so với các địa phương khác. Lý do là người dân phải chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng thiết yếu vốn có giá tăng mạnh nhất so với những nơi khác.
Ở một số vùng của Burnley, 50% trẻ em sống trong cảnh nghèo đói - được định nghĩa là hộ gia đình có thu nhập dưới 60% thu nhập trung bình đã điều chỉnh lạm phát trong năm 2010/2011.
Trên thực tế nhiều người dân phải đối mặt với cảnh túng quẫn, dù vị thế của nước Anh với tư cách là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Tình trạng thiếu đầu tư kinh niên vào các dịch vụ xã hội, sự phát triển không đông đều giữa các vùng miền và mạng lưới đường sắt không hoạt động, đặc biệt là bên ngoài London đã tạo thêm cảm giác bất an cho người dân.
Việc Anh rời Liên minh châu Âu cho đến nay không mang lại lợi ích kinh tế cho những nơi như Burnley. Khoảng 69% người Anh được thăm dò vào tháng trước cho biết đất nước đang đi sai hướng. Ngân hàng Anh dự đoán một cuộc suy thoái kéo dài và Anh là nền kinh tế duy nhất của Nhóm G7 chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid./.
VOV