MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Wall Street Journal: Cơn sốt bất động sản toàn cầu là 'bóng ma' đối với sự hồi phục của nền kinh tế

10-05-2021 - 19:58 PM | Tài chính quốc tế

Wall Street Journal: Cơn sốt bất động sản toàn cầu là 'bóng ma' đối với sự hồi phục của nền kinh tế

Theo WSJ, giá bất động sản tăng sẽ phần nào hỗ trợ nền kinh tế hồi phục sau đại dịch. Tuy nhiên, giá nhà tăng cao trong thời gian dài sẽ đồng nghĩa với việc sự ổn định tài chính sẽ đối mặt với nhiều rủi ro.

Trong năm đại dịch Covid-19 diễn ra, giá bất động sản nhà ở trên toàn cầu đã tăng mạnh nhất kể từ đợt bùng nổ nhà ở tại Mỹ vào giữa những năm 2000. Dẫu vậy, cho đến nay, xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc.

Theo WSJ, xu hướng này sẽ phần nào hỗ trợ nền kinh tế hồi phục sau đại dịch. Tuy nhiên, giá nhà tăng cao trong thời gian dài sẽ đồng nghĩa với việc sự ổn định tài chính sẽ đối mặt với nhiều rủi ro.

Theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas, năm ngoái, giá nhà ở 16 nền kinh tế được cơ quan này theo dõi đã tăng 4,91%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2006. Sự thay đổi này được coi là rất đáng chú ý trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái và sụt giảm 3,3%.

Wall Street Journal: Cơn sốt bất động sản toàn cầu là bóng ma đối với sự hồi phục của nền kinh tế  - Ảnh 1.

Biến động giá nhà trên thế giới trong những năm qua.

Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít dấu hiệu cho thấy xu hướng này sẽ hạ nhiệt. Thị trường nhà ở tại Mỹ đang thiếu hàng triệu căn nhà so với nhu cầu của người mua. Hơn nữa, giá nhà cũng tăng cao ở những quốc gia khác như eurozone, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Canada.

Cơn sốt bất động sản bùng nổ ở hiện tại có sự khác biệt so với cuộc khủng hoảng năm 2008. Sau thời điểm đó, các ngân hàng bắt đầu thận trọng hơn trong việc cho vay. Tuy nhiên, vào đầu năm ngoái, các ngân hàng lại đẩy mạnh hoạt động này nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ, họ nhanh chóng cắt giảm lãi suất cho người đi vay.

Hơn nữa, các ngân hàng cũng phụ thuộc vào thị trường nhà ở hơn so với trước đây. Ở 18 nền kinh tế phát triển, hoạt động cho vay thế chấp đã tăng từ khoảng 1/3 trong số tổng lượng cho vay của ngân hàng vào năm 1960 lên đến gần 60%.

Trong thập kỷ qua, hầu hết các quốc gia chứng kiến nợ hộ gia đình tăng cao – Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Canada và Thụy Điển, đều là những nơi ngành ngân hàng không bị ảnh hưởng trong năm 2008. Nhiều nhà phân tích dự đoán rằng, nợ hộ gia đình tại các quốc gia này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thập kỷ sau đó.

Wall Street Journal: Cơn sốt bất động sản toàn cầu là bóng ma đối với sự hồi phục của nền kinh tế  - Ảnh 2.

Cho vay thế chấp chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong mảng cho vay của các ngân hàng?

Một trong số những quốc gia này đã nỗ lực kiềm chế tốc độ tăng của giá nhà ở. Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành hàng chục quy định về thuế và hoạt động cho vay. Ngân sách liên bang của Canada mới công bố có bao gồm thuế áp dụng với bất động sản trống hoặc ít sử dụng của người nước ngoài. Tuy nhiên, các biện pháp này cho đến nay vẫn có hiệu quả.

Đầu năm nay, thống đốc NHTW Thụy Điển – Stefan Ingves, đã so sánh tình trạng nợ hộ gia đình "như ngồi trên miệng núi lửa". Ngoài ra, các nhà kinh tế học Atif Mian, Amir Sufi và Emil Verner, cũng công bố nghiên cứu chứng minh rằng nợ hộ gia đình đang làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế.

Dẫu vậy, không phải mọi nỗ lực của các chính phủ đều không thành công. Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Housing Economics hồi năm 2018, những nỗ lực hạ nhiệt giá nhà từ năm 2009 đến 2013 của Singapore dường như đã có hiệu quả.

Quốc gia này đã đưa ra những biện pháp bao gồm nâng thuế đối với việc chuyển nhà, yêu cầu khoản đặt cọc cao hơn với người mua bất động sản lần 2, tăng thời hạn đi vay và giới hạn khoản nợ mua nhà dựa theo thu nhập của người đi vay.

Song, Singapore cũng là một ví dụ cho thấy việc duy trì hiệu quả lại không hề dễ dàng. Quỹ I năm nay, giá nhà tại Singapore đã tăng lên mức cao kỷ lục, khi giá nhà mặt đất ở Singapore tăng hơn 5%.

Theo WSJ, các chính phủ nên cân nhắc đến những khía cạnh khác, ví dụ như tăng thuế theo giá trị căn nhà và mảnh đất phía dưới. Các biện pháp này hiện vẫn chưa được các chính phủ áp dụng.

Tham khảo Wall Street Journal

Lục Lam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên