Warren Buffett "thua đau" trước tỷ phú Paul Singer
Có lẽ 2017 sẽ không phải là 1 năm thành công của Warren Buffett – bậc thầy về thâu tóm doanh nghiệp.
- 08-08-2017Tập đoàn của Warren Buffett đang có gần 100 tỷ USD tiền mặt
- 21-07-2017'Hào kinh tế' chiến lược giúp Warren Buffett kiếm bội tiền trong lĩnh vực bất động sản
- 21-07-2017Tại sao tỷ phú Warren Buffett luôn mang theo 2 thứ này trong ví
- 19-07-2017Băn khoăn trong việc chọn cổ phiếu tiềm năng để xuống tiền, hãy nhìn vào 3 ví dụ này để học theo cách chọn của Warren Buffett
Tuần trước, nỗ lực bỏ 9 tỷ USD thâu tóm công ty điện Oncor Electric Delivery của Buffett đã đổ bể sau khi quỹ đầu cơ Elliot Management của “tỷ phú kền kền” Paul Singer đánh bại “nhà tiên tri xứ Omaha” bằng cách thâu tóm một phần nợ không đảm bảo của Oncor, mở ra cánh cửa để Sempra Energy nhảy vào và hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty điện lực nằm ở bang Texas.
Theo nguồn tin thân cận, tất cả những gì Elliott cần làm để ngăn chặn bước đi của Buffett chỉ đơn giản là mua 60 triệu USD trái phiếu không đảm bảo từ công ty mẹ của Oncor, Energy Future Intermediate (trước đây số trái phiếu này thuộc về 1 quỹ khác, Fidelity Investment). Với số trái phiếu này, Elliott trở thành 1 nhà đầu tư chủ động và làm mọi cách để gây sức ép buộc thẩm phán phá sản phụ trách vụ Oncor phải bác bỏ lời đề nghị của Buffett.
Berkshire cũng đã nhận thức được mối nguy từ số trái phiếu do Fidelity sở hữu, nhưng nếu Berkshire mua lại số nợ này thì sẽ không có đủ điều kiện để có thể bỏ phiếu ủng hộ vụ thâu tóm của Buffett. Thông thường chỉ cần có 1 nhóm các chủ nợ không đảm bảo ủng hộ phương án sáp nhập là có thể được tòa án chấp nhận.
CEO Debra Reed của Sempra cho biết không có ý định chống lại Buffett, nhưng Sempra đã nhìn thấy cơ hội khi Berkshire lâm vào thế nhận được sự ủng hộ của các chủ nợ nhưng lại gặp khó khăn về mặt pháp lý. Sempra cho rằng họ có thể đưa ra thỏa thuận hợp lý cả đối với các chủ nợ và về mặt pháp lý.
Mua nợ là 1 lựa chọn khôn ngoan của Elliott. Quỹ này sẽ nhận được 45 – 50 cent trên mỗi USD đã đầu tư vào Oncor, so với mức 18 cent nếu Oncor về tay Buffett.
Cách đây 1 tháng, Elliott đã tổ chức các cuộc thảo luận cùng với một vài công ty điện của Mỹ và Canada cũng như các quỹ cơ sở hạ tầng và quỹ hưu trí, bàn chuyện hợp tác với Sempra trong 1 thương vụ thâu tóm trị giá 9,3 tỷ USD.
Berkshire cũng đã đạt được 47 thỏa thuận pháp lý giúp đảm bảo sẽ giành được chiến thắng và bảo vệ Oncor trước rủi ro không đáng có. Berkshire đã tự tin rằng những thỏa thuận này sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan đến Oncor. Sempra, các cổ đông của Sempra và cả Ủy ban tiện ích công cộng Texas cũng cảm thấy hài lòng với những thỏa thuận này.
Tuy nhiên, Elliott có lợi thế hơn Buffett ở chỗ quỹ đầu tư đến từ New York đã có nhiều kinh nghiệm đối với những vụ phá sản phức tạp. Mặc dù Berkshire tự cảm thấy lời đề nghị của mình đã đủ điều kiện và cũng đã nhận được những sự hỗ trợ cần thiết để thương vụ được thông qua, hãng đã bị chặn đứng ngay sau khi Elliott mua lại số nợ từ Fidelity.
Với thương vụ này, Paul Singer một lần nữa khẳng định vị thế nhà đầu tư chủ động (activist investor) đáng sợ nhất thế giới. Nắm trong tay 34 tỷ USD tài sản, quỹ Elliott Management của Singer nhắm vào công ty khai mỏ lớn nhất thế giới, hạ bệ hàng loạt CEO của các công ty lớn ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương và gần đây nhất là có dính dáng đến một loạt sự kiện ở Samsung dẫn đến cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị phế truất.
Warren Buffett liên tiếp thất bại
6 tháng trước, Buffett cũng đã bỏ lỡ 1 thương vụ tỷ đô khác. Hồi tháng 2, trong vụ hợp tác với quỹ 3G Capital, Berkshire Hathaway cam kết sẽ chi 15 tỷ USD để hỗ trợ công ty thực phẩm Kraft Heinz đưa ra lời đề nghị mua đứt Unilever. Tuy nhiên sau đó Unilever đã từ chối cách tiếp cận này, dẫn đến Kraft cũng nhanh chóng rút lui. Thương vụ đổ bể.
Liên tiếp chỉ trong 6 tháng phải chứng kiến tới 2 vụ M&A lớn đứt gánh giữa chừng là điều hiếm khi xảy ra với Buffett, người trong suốt mấy chục năm qua đã biến Berkshire từ 1 công ty dệt nhỏ bé trở thành tập đoàn đa ngành hùng mạnh nhờ các vụ M&A.
Thương vụ M&A hoành tráng mới nhất của Berkshire đã xảy ra từ cách đây 2 năm, khi Berkshire thâu tóm Precision Castparts với giá hơn 35 tỷ USD hồi năm 2015. Không trả cổ tức và hiếm khi mua lại cổ phiếu quỹ, hiện Berkshire có núi tiền mặt khổng lồ lên đến 100 tỷ USD.
Tuy nhiên, Steve Wallman, 1 cổ đông lâu năm của Berkshire vẫn ủng hộ quyết định của Buffett. “Tôi hài lòng với cách tiếp cận của ông ấy, bởi vì ngay từ khi bắt đầu đàm phán, Buffett đã trở thành 1 chú ngựa được yêu thích trên đường đua”.
Buffett vẫn tìm thấy một vài nơi tiềm năng để đầu tư. Năm ngoái ông đã đổ nhiều vào tỷ USD vào cổ phiếu của 4 hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ và cả Apple. Tháng 6 vừa qua Berkshire cũng đầu tư vào 1 quỹ tín thác đầu tư bất động sản cùng với công ty cho vay thế chấp đến từ Canada Home Capital.
Những khoản đầu tư này đã mang lại lợi nhuận tốt, nhưng từ trước đến nay Buffett vẫn nói rằng giá trị thực sự của Berkshire là nó được tạo ra từ việc thâu tóm toàn bộ các công ty khác.