MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WebMD cảnh báo: Loại nước tưởng tốt nhưng hại sức khoẻ, nhiều người nhầm với nước ép hoa quả

08-10-2020 - 22:02 PM | Sống

Tuy các loại nước ép là nguồn dưỡng chất tuyệt vời dành cho cơ thể nhưng chúng ta cần lưu ý một số thông tin sau đây khi sử dụng để đảm bảo sức khoẻ.

Nhiều người ưa thích uống các loại nước ép trái cây/ rau củ bởi hương vị tươi mát, màu sắc bắt mắt, sự tiện lợi và tốt cho sức khoẻ. Nước ép hoa quả chính là một nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể chúng ta.

Tuy nhiên, không ít người sẽ có một số thắc mắc như: đâu mới là loại nước ép tốt cho sức khoẻ và loại nào chúng ta cần lưu ý khi mua? Trẻ con có thể uống bao nhiêu ly nước ép một ngày? Hay việc uống các loại nước ép có lợi gì cho cơ thể?

Những thắc mắc trên sẽ được WebMD - trang thông tin về chăm sóc sức khoẻ nổi tiếng của Mỹ lý giải ngay say đây:

Các loại nước ép tốt cho sức khoẻ:

1) Nước ép rau củ

Theo WebMD, đây là loại nước ép tốt cho sức khoẻ của chúng ta nhất. Điển hình như trong nước ép cà chua có chất lycopene giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Với nước ép củ dền sẽ hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Hay chất xơ có trong nước ép rau ngót sẽ làm bạn đỡ đói hơn.

Khi uống nước ép rau củ, bạn sẽ dung nạp lượng đường và calo ít hơn nhiều so với các loại nước ép trái cây. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý kiểm tra hàm lượng muối có trong sản phẩm (nước ép đóng hộp) hoặc có thể chọn loại không chứa muối.

WebMD cảnh báo: Loại nước tưởng tốt nhưng hại sức khoẻ, nhiều người nhầm với nước ép hoa quả - Ảnh 1.

2) Nước ép quả lựu

Nước ép quả lựu sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho sức khoẻ của bạn đấy! Dù loại nước ép này chứa nhiều đường và calo nhưng lại có lượng lớn các dưỡng chất tốt, chất chống oxy hóa. Trên thực tế, khả năng chống oxy hóa của nước ép lựu còn mạnh hơn cả rượu vang và trà xanh.

WebMD cảnh báo: Loại nước tưởng tốt nhưng hại sức khoẻ, nhiều người nhầm với nước ép hoa quả - Ảnh 2.

3) Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất có chứa vitamin C - loại vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch của chúng ta. Uống nước ép nam việt quất không đường có thể ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

4) Nước ép quả Acai

Quả Acai (Acai Berry) là một loại quả mọng được tìm thấy ở Nam Mỹ. Hàm lượng chất chống oxy hóa có trong bột Acai có lẽ còn nhiều hơn trong quả nam việt quất, mâm xôi, dâu tây và trái việt quất.

5) Nước ép nho đỏ

Có lẽ bạn đã từng nghe qua rượu vang đỏ tốt cho tim mạch (nếu uống có chừng mực). Điều này cũng đúng với nước ép nho đỏ. Loại nước ép này chứa hai chất chống oxy hoá là flavonoids và resveratrol. Tuy nhiên, bạn sẽ không hấp thụ đủ lượng chất xơ như là khi bạn ăn nguyên trái.

6) Nước ép quả mận

Từ lâu, người ta đã dùng nước ép quả mận để hỗ trợ giảm tình trạng táo bón. Đó là bởi nước ép mận là một nguồn chất xơ tốt và có chứa sorbitol - một chất nhuận tràng tự nhiên. Không những thế, loại nước ép này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, sắt và kali.

WebMD cảnh báo: Loại nước tưởng tốt nhưng hại sức khoẻ, nhiều người nhầm với nước ép hoa quả - Ảnh 3.

7) Nước cam ép

Bên cạnh vitamin C có sẵn trong cam, một nhà sản xuất còn bổ sung thêm canxi và vitamin D, nhằm hỗ trợ xương của bạn. Nước cam không đường ít calo hơn một số loại nước ép quả mọng hay nước ép nho. Đổi lại, nước cam ép lại có ít chất chống oxy hóa hơn so với những loại nước ép sậm màu như nho, việt quất và lựu.

WebMD cảnh báo: Loại nước tưởng tốt nhưng hại sức khoẻ, nhiều người nhầm với nước ép hoa quả - Ảnh 4.

Vì sao chỉ nên uống 1 ly nước ép nguyên chất/ngày?

Nước ép nguyên chất (không thêm đường) là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin C và kali cho cơ thể. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước ép cũng là một nguồn bổ sung thêm đường và năng lượng. Hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng từ thực vật (phytonutrients) có trong nước ép cũng rất ít so với trái cây tươi. Đây chính là lí do vì sao các chuyên gia khuyên chỉ nên uống 1 ly nước ép mỗi ngày.

WebMD cảnh báo: Loại nước tưởng tốt nhưng hại sức khoẻ, nhiều người nhầm với nước ép hoa quả - Ảnh 5.

Trẻ con nên uống bao nhiêu nước ép một ngày?

Đa số trẻ con ưa thích nước trái cây, tuy nhiên, đừng nên cho chúng uống quá nhiều. Viện Nhi khoa Mỹ khuyến nghị, đối với trẻ dưới 6 tuổi mỗi ngày nên uống không quá từ 4 - 6 ounces (hơn nửa ly) nước ép trái cây nguyên chất và trẻ từ 7 – 18 tuổi là từ 8 – 12 ounces/ ngày (1,5 ly/ ngày).

WebMD cảnh báo: Loại nước tưởng tốt nhưng hại sức khoẻ, nhiều người nhầm với nước ép hoa quả - Ảnh 6.

Pha loãng nước ép để uống nhiều hơn

Nếu bạn hay con bạn muốn uống nhiều hơn 1 ly nước ép mỗi ngày, bạn nên pha loãng nước ép ra. Pha loãng nước ép với nước hay nước có gas giúp cắt giảm lượng calo trong mỗi phần. Thay vì uống 1 ly nước ép nguyên chất, bạn có thể nhấm nháp 2 – 3 ly nước ép pha loãng suốt cả ngày.

WebMD cảnh báo: Loại nước tưởng tốt nhưng hại sức khoẻ, nhiều người nhầm với nước ép hoa quả - Ảnh 7.

Ăn trái cây tươi là tốt nhất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ngại lượng đường và calo cao trong nước ép, chúng ta có thể thay thế bằng cách ăn trái cây nguyên quả. Bạn sẽ hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng từ trái cây cũng như chất xơ sẽ làm bạn thấy no, giúp chế ngự cơn đói.

WebMD cảnh báo: Loại nước tưởng tốt nhưng hại sức khoẻ, nhiều người nhầm với nước ép hoa quả - Ảnh 8.

Đồ uống hương vị trái cây không tốt cho sức khoẻ

Đây là loại nước ép không tốt cho sức khoẻ nhất. Chúng ta cần lưu ý khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm "nước uống hương vị trái cây" hay "thức uống giải khát chiết xuất trái cây". Bởi những sản phẩm này chỉ chứa một lượng nhỏ nước ép trái cây nguyên chất! Thành phần chính của chúng thường là nước, một lượng nhỏ nước ép trái cây và một số chất làm ngọt, như sirô bắp với hàm lượng fructose cao.

Về mặt dinh dưỡng, những loại thức uống này giống các đặc tính của nước giải khát như: chứa nhiều đường, năng lượng và ít dinh dưỡng.

WebMD cảnh báo: Loại nước tưởng tốt nhưng hại sức khoẻ, nhiều người nhầm với nước ép hoa quả - Ảnh 9.

Nguồn: WebMD

Theo Lê Huy

Pháp luật và Bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên