MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Website "5 sao": Khi hàng xa xỉ phẩm được chốt đơn trong "một nốt nhạc" qua website bán hàng

08-10-2021 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Website "5 sao": Khi hàng xa xỉ phẩm được chốt đơn trong "một nốt nhạc" qua website bán hàng

Hiện nay, các mặt hàng xa xỉ, có giá trị cao "go online" không còn là điều xa lạ, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch khi các thương hiệu vàng bạc đá quý hay thời trang cao cấp liên tục ghi điểm với doanh thu tăng trưởng ấn tượng.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, nhóm trang sức phân phối online là phân khúc phục hồi mạnh mẽ nhất của Tập đoàn Richemont, với doanh thu của các thương hiệu trang sức cao cấp tăng 2%, đạt 7,80 tỉ USD. Hiện doanh số bán hàng trực tuyến của hãng này chiếm 15% tổng doanh thu, tăng hơn gấp đôi so với mức 6% trong 3 năm liền trước đó. Tương tự, doanh số online của Pandora tăng 30%, thương hiệu Kering tăng 21% và tăng đến 3 con số ở Trung Quốc. Thị trường trang sức trực tuyến toàn cầu ghi nhận mức tăng trưởng 14,59% trong năm 2020, đặc biệt là các mặt hàng kim cương đá quý.

Hai năm nay, khi đại dịch khiến người tiêu dùng phải ở nhà, họ bắt đầu chuyển sang mua online. "Mọi người không chỉ học được cách làm từ xa, mà còn mua sắm từ xa, kể cả với kim cương," Giám đốc bán hàng của Alrosa - Evgeny Agureev cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Số tiền thường được chi cho các chuyến du lịch, hay ăn tối tại nhà hàng sang trọng, thì nay được chuyển phần nào sang mua kim cương. Doanh số bán online năm 2020 của chúng tôi đã tăng gấp đôi, lên gần 20% tổng doanh thu".

Vượt rào cản truyền thống, doanh nghiệp Việt "hốt bạc tỉ" từ kênh trực tuyến

Đã từ lâu, tâm lý người tiêu dùng Việt Nam thiên về việc mua trực tiếp các sản phẩm được xem như tài sản tại các cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên, rào cản này đã không còn đáng lo ngại cho các thương hiệu muốn "go online" bởi xu hướng mua hàng trực tuyến trong đại dịch đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

PNJ là công ty tận dụng rất tốt xu hướng này với việc đẩy mạnh kênh online, bổ sung các trung tâm xử lý đơn hàng trực tuyến tại các khu vực khác nhau. "Trong sức ép của đại dịch, khách hàng thay đổi thói quen mua sắm rất nhanh, nên doanh nghiệp không chuẩn bị sẵn thì không theo kịp" - theo ông Lê Trí Thông, Tổng Giám đốc PNJ. Trong tháng 5.2021, doanh thu kênh bán lẻ của PNJ đã tăng 51% so với cùng kỳ nhờ vào chương trình Ngày của mẹ và việc đẩy mạnh các kênh bán hàng trực tuyến.

Website 5 sao: Khi hàng xa xỉ phẩm được chốt đơn trong một nốt nhạc qua website bán hàng - Ảnh 1.

Trong bối cảnh "sống chung với dịch" và mong muốn mang đến những đơn hàng kịp thời và an toàn, hãng DOJI và Thế giới kim cương cũng đã đẩy mạnh dịch vụ mua hàng online miễn phí trên toàn quốc cho mọi đơn hàng. Tại website của hãng, chỉ cần vài cú click chuột, khách hàng đã có thể nhanh chóng chọn lựa cho mình các sản phẩm ưng ý. Đồng thời, khi phát sinh các nhu cầu, khách hàng sẽ được tư vấn kịp thời qua fanpage hoặc hotline bởi các tư vấn viên online.

Tăng thu giảm chi nhờ đầu tư "go-online" bài bản và hiệu quả

Chi phí quảng cáo cho sản phẩm để có một khách hàng trên các nền tảng trực tuyến khá cao, từ 20-30% đối với trang sức cấp thấp và 5-7% đối với trang sức giá trị cao, vì thế các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ để tối ưu tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng và tần suất mua hàng của khách.

Thứ nhất, người tiêu dùng đã quá quen với việc mua hàng trực tuyến và doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị tốt về mặt vận hành như chính sách mua hàng, bảo hành, giao hàng. Thứ 2 là sự phổ biến của các sàn thương mại điện tử Việt Nam, nhờ quá trình đầu tư rất lớn của các sàn ở Việt Nam trong thời gian qua và sự hạn chế từ Facebook và Google. Không chỉ giá quảng cáo ngày càng tăng, việc "chết" tài khoản quảng cáo thường xuyên khiến các nhà bán hàng chuyển dần lên sàn thương mại điện tử.

Thứ 3 là sự lên ngôi của xu hướng bán hàng trực tiếp từ nhãn hàng đến người dùng cuối (D2C - Direct to Customer). Cách làm này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cắt giảm nhiều khâu trung gian và tạo dựng được sự kết nối với khách hàng để tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn. Một trong những hình thức phổ biến của xu hướng này là bán hàng livestream. Nhiều đơn vị kinh doanh trang sức như Kya Jewel, cũng áp dụng hình thức này. Công ty AccessTrade ước tính, doanh thu D2C đã tăng 200% từ năm 2019-2020 và doanh thu ở Việt Nam đến từ hình thức này được dự đoán là 18 tỉ USD năm 2020.

Tập khách hàng mua kim hoàn trực tuyến là khách hàng có độ tuổi từ 18-35. Đây là nhóm khách hàng xem kim hoàn là phụ kiện trang sức chứ không phải tài sản để dành như những thế hệ trước. "Sự cởi mở này cho phép họ mua hàng từ các thương hiệu uy tín, hay kể cả những nhãn hàng mới nếu họ đánh đúng vào nhu cầu mua sắm", bà Tâm nói.

Đầu tư bài bản cho website, mặt hàng nào cũng chốt được qua online

Thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp đầu tư bài bản cho các kênh thương mại điện tử như website và bán hàng đa kênh đã thích ứng tốt hơn trong mùa dịch so với những doanh nghiệp chỉ có kênh bán hàng truyền thống. Trong mô hình bán hàng đa kênh, doanh nghiệp không chỉ hiện diện trên môi trường online, mà họ còn phải xuất hiện ở những kênh bán hàng hiện đại khác, nơi mà khách hàng của họ tập trung nhiều (kênh mạng xã hội, kênh video, sàn thương mại điện tử). Càng nhiều kênh xuất hiện thì độ phức tạp trong mô hình vận hành, kinh doanh sẽ càng tăng lên. Doanh nghiệp cần một website đủ tốt để tối đa hóa các cơ hội bán hàng và giảm chi phí vận hành. Những doanh nghiệp nào đầu tư vào online mạnh mẽ và bài bản trong giai đoạn này sẽ hái được quả ngọt trong tương lai gần.

Có 3 lỗi thường vướng phải khi đầu tư đa kênh. Thứ nhất là không đầu tư cho hình ảnh, nội dung sản phẩm trong khi đặc tính của nữ trang là sản phẩm giá trị cao khiến ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng. Thứ 2 là doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc lưu trữ, phân loại và quản lý dữ liệu khách hàng để đưa ra các sản phẩm, chiến dịch quảng cáo tương xứng. Cuối cùng là đầu tư dàn trải, không tận dụng được thế mạnh của các công ty cung cấp công nghệ.

Để khách hàng có trải nghiệm tìm kiếm sản phẩm cũng như mua sắm liền mạch, đồng thời giữ chân giúp họ quay lại nhiều lần thì việc xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh là ưu tiên đứng đầu danh sách. Không chỉ là việc hiện diện trên nhiều kênh, sử dụng nhiều công cụ tiếp thị truyền thông đến khách hàng, mà còn là sự liên kết, chuyển tiếp trải nghiệm. Ví dụ, khi khách hàng vào website mua sắm nhưng vì lý do nào đó họ không hoàn thành đơn hàng mà thoát khỏi website. Hôm sau, họ nhìn thấy sản phẩm đó xuất hiện trên facebook, họ nhấn vào link và tiếp tục hoàn tất đơn mua sắm của mình. Đây được xem là một trải nghiệm tốt, thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn, nhờ mang đến trải nghiệm liền mạch ở bất cứ đâu dù khách hàng online bằng di động hay laptop, trên sàn thương mại điện tử hay đang trải nghiệm sản phẩm ngay tại cửa hàng.

Với khả năng thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp riêng theo nhu cầu của từng doanh nghiệp và tính hợp đồng bộ các công cụ Marketing và bán hàng tự động... Bizfly Smart Web sẽ giúp nhà bán lẻ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí nhưng đạt được hiệu quả vượt bậc khi triển khai website Hãy bắt đầu mở cửa đón khách từ hôm nay bằng việc xây dựng một website chuyên nghiệp đến từ Bizfly.vn ngay bây giờ. Tham khảo Dịch vụ thiết kế website x2 tỷ lệ mua hàng của khách vào site tại đây!

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên