WFH mùa dịch, nhân viên được sếp tổ chức party trực tuyến và chi cả chục nghìn USD mua gói dịch vụ chăm sóc để giữ chân
Trước khi dịch bệnh bùng phát, vị CEO đã mạnh tay chi 50.000 USD/năm để mua đồ ăn vặt cho nhân viên công ty.
- 28-08-2021Người dậy sớm chưa chắc thành công nhưng không phải ngẫu nhiên 90% các CEO đều dậy trước 6h sáng, lý do của họ là gì?
- 28-08-202119 tuổi khởi nghiệp thành công rồi ngậm ngùi từ chức vì “quá trẻ để làm CEO”, doanh nhân quay lại với bước nhảy vọt ấn tượng sau 6 năm
- 25-08-2021CEO dự đoán 10 ngành sẽ phát triển thần tốc khi hết dịch: Cắt tóc, bán thuốc giảm cân, sửa pin điện thoại cũng tranh "slot"?
Công ty của Dean Guida – một CEO công nghệ tại Mỹ, từng chi tới 50.000 USD/năm để mua đồ ăn vặt cho các văn phòng để nhân viên có thể thưởng thức trong khi làm việc. Thời điểm hiện tại, 250 nhân viên của Infragistics đang làm việc tại nhà do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Vậy nên, họ không được ăn vặt miễn phí như trước.
Dean cho biết vì Infragistics là công ty xây dựng phần mềm cho các nhà phát triển chuyên nghiệp nên việc chuyển sang làm việc từ xa trong đại dịch triển khai tương đối dễ dàng. Công ty đã cho nhân viên làm việc tại nhà tại văn phòng ở Mỹ, Anh, Nhật Bản Uruguay, Bulgaria và Ấn Độ.
"Tuy nhiên, khi nhân viên không đến văn phòng, thật khó để họ cảm thấy gắn kết với nhau và với công ty. Mọi người thực sự đang thiếu và muốn tương tác nhiều hơn", Dean chia sẻ thêm.
Trước khi đại dịch bùng nổ, Infragistics luôn tìm cách để tạo ra môi trường làm việc thân thiện với nhân viên cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là nơi họ có thể thoải mái khi bày tỏ ý kiến, nhờ trợ giúp cũng như kết nối với đồng nghiệp.
Có thời điểm, công ty đã chi 50.000 USD/năm để mua đồ ăn vặt cho các văn phòng. Tuy nhiên, việc này phải dừng lại vào năm 2018 sau khi bộ phận nhân sự nói rằng họ không muốn khuyến khích nhân viên ăn uống không lành mạnh.
Sau đó, Infragistics chuyển sang mua trái cây và đồ uống miễn phí cho nhân viên. Cùng với đó là một quán cà phê trợ giá với thực đơn hấp dẫn. Nhưng Covid-19 đã làm đảo lộn mọi thứ.
Để đảm bảo rằng Infragistics vẫn duy trì văn hóa và sự thân thuộc, Dean quyết định thay đổi các đặc quyền của nhân viên. Ngoài ra, vị CEO này làm như vậy để giữ chân nhân viên trong bối cảnh nhân viên trong lĩnh vực công nghệ luôn được "săn lùng" ráo riết, bất kể đó là trước, trong hay sau đại dịch.
Infragistics đã chi khoảng 10.000 USD cho các gói chăm sóc cho nhân viên, bao gồm việc gửi cho họ một số vật dụng cần thiết trong quá trình làm việc tại nhà. Đồng thời, công ty mua phần mềm Precitate để mở những "bữa tiệc" trực tuyến.
"Đây là trải nghiệm khá thú vị khi đến gần ai đó, bạn có thể nghe họ nói chuyện. Không khí cũng rất giống một buổi tiệc ngoài đời thực. Điều này đã giúp nhân viên của chúng tôi phần nào giải tỏa căng thẳng. Mọi người thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm gia đình và kế hoạch cuối tuần", Dean nói.
Theo Dean, những đặc quyền như gói dịch vụ chăm sóc sẽ không thay thế cho các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ, 5 ngày/tuần cho nhân viên công ty khi mọi thứ trở lại bình thường. Ngoài ra, Infragistics còn thành lập một quỹ đổi mới, đem đến cho nhân viên cơ hội phát triển ý tưởng kinh doanh của riêng mình.
Đến nay, chỉ có khoảng 30% nhân viên Infragistics muốn quay lại văn phòng để làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Hai trong số các văn phòng của công ty - ở Uruguay và Bulgaria, đã mở cửa trở lại. Dean cho biết công ty có kế hoạch mở lại văn phòng ở New Jersey vào tháng tới nhưng đã tạm hoãn đến tháng 10 vì sự lan rộng của biến thể Delta.
Nguồn: Ins
Doanh nghiệp và tiếp thị