MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WHO khuyến cáo trẻ 1 tuổi tuyệt đối không xem tivi, trẻ hơn 2 tuổi cực kỳ hạn chế: 7 cách bảo vệ con trước cám dỗ Internet

13-03-2021 - 14:11 PM | Sống

WHO khuyến cáo trẻ 1 tuổi tuyệt đối không xem tivi, trẻ hơn 2 tuổi cực kỳ hạn chế: 7 cách bảo vệ con trước cám dỗ Internet

Nếu con bạn đang sử dụng thiết bị điện tử kết nối Internet thường xuyên, dưới đây là những cách bạn có thể đảm bảo an toàn cho con.

Gần đây, nhiều bậc phụ huynh phẫn nộ trước video ''xin vía'' học giỏi từ búp bê của YouTuber Thơ Nguyễn trên kênh TikTok hơn 900.000 lượt theo dõi. Trong clip, Thơ Nguyễn ôm 1 con búp bê ma (búp bê "bùa ngải" Kumanthong ở Thái Lan), tỏ vẻ mặt nghiêm trọng có phần hăm dọa, dỗ dành búp bê để xin "vía" học giỏi cho các em học sinh.

Video của Thơ Nguyễn làm dấy lên một làn sóng phản đối và chỉ trích dữ dội. Nhiều người dùng mạng, đặc biệt là các vị phụ huynh, cho rằng nội dung clip của Thơ Nguyễn có dấu hiệu tuyên truyền mê tín dị đoan, không phù hợp với trẻ nhỏ.

Thực tế, các video clip phản cảm tương tự đang tràn lan trên các nền tảng được trẻ em ưa thích như Tik Tok, YouTube, thậm chí cả YouTube Kids. Năm 2019, một bác sĩ nhi khoa người Mỹ đã sốc khi vô tình phát hiện các video hướng dẫn tự tử trên YouTube Kids và kêu gọi YouTube mạnh tay hơn trong việc chọn lọc nội dung.

Sự thật là, việc sử dụng các thiết bị điện tử TV, máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng… ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em. Nhưng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên xem các thiết bị điện tử này, và trẻ 2-5 tuổi cần giới hạn thời gian sử dụng thiết bị và sử dụng càng ít càng tốt.

WHO khuyến cáo trẻ 1 tuổi tuyệt đối không xem tivi, trẻ hơn 2 tuổi cực kỳ hạn chế: 7 cách bảo vệ con trước cám dỗ Internet - Ảnh 1.

Khuyến cáo của WHO

Dưới đây là khuyến cáo chi tiết của WHO về thời gian xem thiết bị điện tử có màn hình như TV, điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng… ở trẻ em:

Trẻ sơ sinh dưới một tuổi

- Hoạt động thể chất nhiều lần trong ngày theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là thông qua chơi tương tác trên sàn (càng nhiều càng tốt) và dành ít nhất 30 phút nằm sấp.

- Không bị gò bó hơn một tiếng mỗi lần (trong xe đẩy, ghế cao, xe nôi…).

- Không khuyến khích sử dụng thiết bị. Khi ít vận động, khuyến khích đọc và kể chuyện với người chăm sóc.

WHO khuyến cáo trẻ 1 tuổi tuyệt đối không xem tivi, trẻ hơn 2 tuổi cực kỳ hạn chế: 7 cách bảo vệ con trước cám dỗ Internet - Ảnh 2.

Trẻ từ một đến hai tuổi

- Dành ít nhất 180 phút cho nhiều loại hoạt động thể chất ở bất kỳ cường độ nào, bao gồm cả hoạt động thể chất cường độ trung bình đến cường độ mạnh, trải dài trong ngày; càng nhiều càng tốt.

- Không bị gò bó hơn một tiếng mỗi lần (trong xe đẩy, ghế cao, xe nôi…) hoặc ngồi trong thời gian dài.

- Trẻ 1 tuổi không nên xem thiết bị. Đối với trẻ hai tuổi, thời gian xem màn hình ít vận động không nên quá 1 tiếng (càng ít càng tốt). Khi ít vận động, khuyến khích đọc và kể chuyện với người chăm sóc.

Trẻ từ ba đến bốn tuổi

- Dành ít nhất 180 phút cho nhiều loại hoạt động thể chất ở mọi cường độ, trong đó ít nhất 60 phút là hoạt động thể chất cường độ trung bình đến mạnh, trải dài trong ngày; càng nhiều càng tốt.

- Không bị gò bó trong hơn một tiếng mỗi lần (trong xe đẩy, ghế cao, xe nôi…) hoặc ngồi trong thời gian dài.

- Không sử dụng thiết bị quá một tiếng, càng ít càng tốt. Khi ít vận động, khuyến khích đọc và kể chuyện với người chăm sóc.

WHO khuyến cáo trẻ 1 tuổi tuyệt đối không xem tivi, trẻ hơn 2 tuổi cực kỳ hạn chế: 7 cách bảo vệ con trước cám dỗ Internet - Ảnh 3.

Cách quản lý con sử dụng điện thoại, máy tính bảng…

Bên cạnh quản lý thời gian, cách con sử dụng thiết bị cũng cần được theo dõi chặt chẽ.

Dưới đây là những biện pháp bạn có thể làm để quản lý con sử dụng điện thoại, máy tính bảng…, theo hướng dẫn của tổ chức phi chính phủ Share Hope International (tổ chức được thành lập để ngăn ngừa nạn buôn người).

1. Tìm hiểu về an toàn Internet ngay từ sớm

Hãy bắt đầu tìm hiểu và thực hiện an toàn Internet ngay từ sớm, khi trẻ mới bắt đầu sử dụng thiết bị và đảm bảo con hiểu rằng bạn chỉ bảo vệ chúng chứ không phải cướp đi niềm vui của chúng.

2. Luôn sử dụng Internet ở không gian chung

Khi trẻ sử dụng mạng, hãy đảm bảo máy tính/điện thoại nằm trong không gian chung của gia đình, nơi bạn có thể biết những gì chúng đang xem/làm. Kiểm tra lịch sử duyệt web của chúng thường xuyên.

[Đọc thêm: Vụ bé gái rơi từ tầng 12A: Sững sờ với những con số đáng báo động về ngã ở trẻ ]

3. Trò chuyện với con của bạn

Thảo luận với trẻ về các phương pháp đảm bảo sử dụng mạng an toàn, những nguy hiểm khi bắt đầu cuộc trò chuyện với người lạ (hoặc người mới quen). (Trẻ nên được cảnh báo sự nguy hiểm của việc chia sẻ địa điểm, lịch trình và thói quen hàng ngày, địa chỉ, tên trường học, tuyến xe buýt.)

WHO khuyến cáo trẻ 1 tuổi tuyệt đối không xem tivi, trẻ hơn 2 tuổi cực kỳ hạn chế: 7 cách bảo vệ con trước cám dỗ Internet - Ảnh 4.

Hãy kiểm tra lịch sử duyệt web của trẻ thường xuyên.

4. Thường xuyên kiểm tra thiết bị của trẻ

Thiết lập nguyên tắc: chúng phải hỏi ý kiến bạn trước khi muốn tải một ứng dụng nào đó. Tương tác với chúng để giải thích về bất kỳ ứng dụng mới nào chúng muốn tải và hướng dẫn cách sử dụng một cách an toàn.

5. Hiểu rõ về các cài đặt riêng tư, thường xuyên kiểm tra cài đặt trên thiết bị của trẻ

Có rất nhiều ứng dụng mới, vì vậy hãy đặt lịch nhắc nhở thường xuyên cho chính bạn để xem xét bất kỳ thiết bị điện tử nào mà con bạn sử dụng có kết nối với Internet. (Đặc biệt chú ý đến trò chơi trực tuyến hoặc trò chơi điện tử, mạng xã hội và các ứng dụng âm nhạc, hình ảnh, kết nối hoặc chia sẻ.)

6. Thiết lập quy tắc phòng ngủ

Nếu người lạ khác giới không được phép vào phòng riêng của trẻ, thì cuộc trò chuyện trực tuyến với người lạ trên mạng cũng phải được đối xử theo cách tương tự. Nhắc trẻ rằng cho ai đó xem một thứ gì đó trên mạng cũng giống như việc mời người lạ vào phòng ngủ.

7. Không cho phép trẻ dùng điện thoại buổi đêm

Điều này không khác gì là ‘thả cửa’ cho con khi bạn đang ngủ. Tốt nhất, hãy thu lại tất cả các thiết bị điện tử trước giờ ngủ và đem chúng đi sạc trong một căn phòng khác.

(Nguồn: WHO, Share Hope International)

Theo Trà My

Doanh nghiệp & Tiếp thị

Trở lên trên