MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WHO từng công bố về "chất gây ung thư loại 1" thường xuất hiện trong các loại thực phẩm, nhưng nhiều người lại cứ vô tư ăn chúng

25-10-2020 - 10:42 AM | Sống

Nhiều người thường khá tiết kiệm và tiếc rẻ đồ ăn nên thức ăn thừa cứ lưu trữ nhiều, dẫn tới thực phẩm bị mốc, hỏng mà vẫn sử dụng tiếp là việc không hề hiếm.

Bà Triệu (72 tuổi) sống với ông Lý tại Trung Quốc đang an hưởng tuổi già thì bỗng tuần trước, bà Triệu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Được biết, do răng lợi móm mém nên bà Triệu thường mua một số loại trái cây mềm bán khuyến mãi trong siêu thị với giá rẻ về ăn thường xuyên. Ông Lý thì không ăn nhiều nhưng bà Triệu cứ gặp hàng khuyến mãi là lại mua rất nhiều về ăn dần.

Do mua nhiều ăn không hết nên có một số loại trái cây đã bị mốc, hỏng. Tuy nhiên, bà Triệu tính lại tiết kiệm nên không nỡ vứt bỏ, thay vào đó bà thường dùng dao cắt bỏ phần bị mốc rồi tiếp tục ăn nốt.

WHO từng công bố về chất gây ung thư loại 1 thường xuất hiện trong các loại thực phẩm, nhưng nhiều người lại cứ vô tư ăn chúng - Ảnh 1.

Thời gian gần đây, bà Triệu phát hiện thấy mình thường xuyên bị tiêu chảy, đi ngoài ra máu, dù đã uống thuốc nhưng không thấy cải thiện nên vội cùng chồng đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ phát hiện ra vùng gan của bà Triệu có biểu hiện bất thường. Xét nghiệm nồng độ Alpha-fetoprotein lên cao tới 750ug / L, chẩn đoán bà Triệu đã mắc bệnh ung thư gan.

Bác sĩ cảnh báo: Hoa quả mốc có chứa "chất gây ung thư loại 1" thì làm sao có thể ăn được hàng ngày

Nấm mốc trên các loại trái cây có thể sản sinh ra một lượng lớn độc tố gây hại, trong đó có aflatoxin. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng công bố đây là "chất gây ung thư loại 1", hiện là độc tố gây ung thư nhiều nhất được tìm thấy trong tự nhiên.

WHO từng công bố về chất gây ung thư loại 1 thường xuất hiện trong các loại thực phẩm, nhưng nhiều người lại cứ vô tư ăn chúng - Ảnh 2.

Bà Triệu thường cắt bỏ phần bị mốc của trái cây rồi tiếp tục ăn mà không ngờ rằng đây là việc làm vô cùng tai hại. Bởi một khi trái cây đã bị mốc thì độc tố aflatoxin trong trái cây sẽ lan ra khắp quả nên chắc chắn không thể ăn tiếp được nữa.

Khi nuốt phải aflatoxin với một lượng nhỏ vào cơ thể, các mô và tế bào gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt, khi lượng aflatoxin vượt quá 1mg thì khả năng gây ung thư là rất cao.

WHO từng công bố về chất gây ung thư loại 1 thường xuất hiện trong các loại thực phẩm, nhưng nhiều người lại cứ vô tư ăn chúng - Ảnh 3.

Gan có thể đang có bệnh khi nó xuất hiện 1 trong 3 điểm bất thường sau đây:

Gan đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ trong cơ thể con người, có thể nói nếu gan bị tổn thương thì nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, từ đó dẫn đến một số bất thường sau đây:

1. Vàng da

Nếu da mặt của bạn chuyển sang màu vàng vọt thì nó cũng được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư gan. Khối u trong gan hoặc các hạch bạch huyết di căn qua cổng gan sẽ không ngừng phát triển, từ đó gây chèn ép ống mật và làm tắc nghẽn ống mật. Vì vậy, bạn sẽ thấy da mặt mình bị vàng, xanh xao, đôi khi còn ảnh hưởng tới cả tròng mắt.

2. Xuất hiện nốt "mạng nhện" trên da

Đây là hiện tượng thường xuất hiện ở khu vực mặt, cổ và ngực trên, có màu đỏ. Ngoài ra, nó còn được biết tới với tên gọi là "sao mạch" hoặc "nốt ruồi mạng nhện". Khi có dấu hiệu u mạch nổi lên trên bề mặt da, từ nhánh mạch nhỏ lan tỏa ra xung quanh các đường vành (giống mạng nhện) thì bạn nên nhanh chóng đi khám vì đa phần đây là dấu hiệu của người bị xơ gan cấp tính, viêm gan, gan nhiễm mỡ... nên có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan rất cao.

3. Tiêu chảy thường xuyên

Gan cũng tham gia vào hệ tiêu hóa của cơ thể con người, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài thì nó có thể đang ngầm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh gan. Khi gan bị tổn thương và có bệnh, mật sẽ không thể dự trữ đủ nên thức ăn đưa vào không thể phân hủy kịp thời, từ đó gây ra tiêu chảy. Nếu bệnh gan tiếp tục nặng thêm, lâu ngày còn dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đi ngoài ra máu giống trường hợp của bà Triệu.

WHO từng công bố về chất gây ung thư loại 1 thường xuất hiện trong các loại thực phẩm, nhưng nhiều người lại cứ vô tư ăn chúng - Ảnh 4.

Để phòng ngừa các bệnh về gan, chúng ta cần làm gì?

- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: đi tiêm phòng, kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

- Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, sử dụng thực phẩm tươi sạch, hạn chế các chất kích thích tới gan như rượu, bia, cà phê.

- Rèn luyện cơ thể, vận động thể chất thường xuyên.

- Mua thuốc và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống.

Nguồn: Sohu, WHO, Healthline


Theo Mẫn Nhi

Báo Dân sinh

Trở lên trên