WHO: Vắc-xin vô tác dụng, 4 nhân viên y tế tử vong vì bệnh nguy hiểm nhất thế giới
Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, sự việc đau lòng đã xảy ra ở Uganda, nơi có 25 bệnh nhân khác cũng đã tử vong vì chủng Sudan kháng vắc-xin của virus Ebola.
- 06-10-20224 thói quen ăn sáng gây hại cho đường huyết, tăng các biến chứng bệnh tiểu đường
- 04-10-2022Hình ảnh bóng nước ở bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam
- 04-10-2022Thấy da nổi những nốt phát ban thế này, cần cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ
- 03-10-2022Nóng: TP Hồ Chí Minh phát hiện 1 ca bệnh đậu mùa khỉ
Phát biểu đầu cuộc họp về dịch bệnh thế giới ngày 5-10, Tổng Giám đốc WHO cho biết hiện tại số ca nhiễm/nghi nhiễm Ebola ở Sudan đã lên tới 63 người và có 29 người đã tử vong . Chỉ có 4 bệnh nhân được xác định là trong tình trạng "đã hồi phục và đang được theo dõi".
Trong số những người nhiễm bệnh có đến 10 nhân viên y tế và 4 người đã tử vong. Đây là một tình trạng đáng báo động bởi hiện tại các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế khác ở Uganda đang phải chiến đấu với căn bệnh bùng phát khắp nơi này mà không hề được bảo vệ bởi vắc-xin.
Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đưa Ebola lên đầu bài phát biểu về tình hình dịch tễ thế giới ngày 5-10 - Ảnh: NATURE
Trước đó, WHO và Bộ Y tế Uganda xác nhận chủng gây đợt bùng phát lớn ở nước này là chủng Sudan, tỉ lệ tử vong khoảng 40-100% trong các đợt bùng phát trước. Các vắc-xin ngừa Ebola được sản xuất dựa trên các đợt bùng phát trước đó ở Congo (gây ra bởi chủng Congo) hoàn toàn không có tác dụng với chủng "tử thần" này.
Tiến sĩ Tedros cho biết hiện có một số vắc-xin đang trong các giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm khác nhau, 2 trong số đó có thể được thử nghiệm lâm sàng ở Uganda trong vài tuần tới khi chính phủ nước này phê duyệt.
WHO cũng đã giải phóng 2 triệu USD từ Quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và đang làm việc với các đối tác để tìm thêm các nguồn lực, bao gồm vật tư y tế và sự hỗ trợ của các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khắp thế giới.
Trước đó vào ngày 1-10, Uganda đã báo cáo trường hợp nhân viên y tế thiệt mạng đầu tiên do dịch bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế Uganda Jane Ruth Aceng cho biết đó là bác sĩ Mohammed Ali, quốc tịch Tanzania, 37 tuổi. Trước đó cũng có một nữ hộ sinh nghi tử vong vì Ebola, tuy nhiên không thể khẳng định chính xác bởi cô đã qua đời trước khi được xét nghiệm.
Ebola vẫn đang được coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu thế giới bởi tỉ lệ tử vong cực kỳ cao. Đây cũng là căn bệnh duy nhất khiến WHO phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) đến 2 lần.
Người Lao động