MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WSJ: Nga đánh bại "lằn ranh đỏ" của G7, thế lực nào là cứu tinh cho hầu hết hàng hóa từ Moscow?

07-11-2023 - 20:43 PM | Tài chính quốc tế

WSJ: Nga đánh bại "lằn ranh đỏ" của G7, thế lực nào là cứu tinh cho hầu hết hàng hóa từ Moscow?

Báo Wall Street Journal (WSJ) nhận định, mức giá trần mà phương Tây áp đặt lên dầu của Nga nhằm hạn chế tiềm lực phát triển của Moscow đang ngày càng mất đi tác dụng.

Wall Street Journal (WSJ) lấy dữ liệu công bố cuối tuần trước cho thấy, doanh thu thuế dầu khí nộp vào ngân sách Nga trong tháng 10 đã tăng hơn gấp đôi so với tháng 9 và tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là bằng chứng mới nhất cho sự kém hiệu quả của việc áp đặt mức giá trần đối với dầu của Nga, tờ báo Mỹ nhận định.

Hạm đội bóng đêm

Phương Tây đã áp đặt mức giá trần cho dầu Nga vào tháng 12 năm ngoái với 2 mục tiêu: đảm bảo dòng dầu thô của Nga trên thị trường thế giới từ đó giữ giá nhiên liệu ở mức thấp; đồng thời, giảm doanh thu của Moscow.

Tuy nhiên, sau khi các biện pháp trừng phạt ban đầu có tác dụng, Moscow đã tìm ra cách để lách trừng phạt. Nước này đã vận chuyển dầu trên một đội tàu chở dầu cũ kĩ (hay còn được gọi là "hạm đội bóng đêm") - những con tàu này có khả năng né được những trừng phạt của phương Tây.

Nguồn thạo tin nói với WSJ, các quan chức Mỹ đang gia tăng nỗ lực can thiệp vào thị trường dầu mỏ toàn cầu. Vào tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ đã áp dụng hình phạt đối với 2 tàu chở dầu vì vi phạm các quy tắc trừng phạt. Mỹ cũng đang chuẩn bị các biện pháp bổ sung để đảm bảo thương nhân tuân thủ các quy tắc.

Do phần lớn giao dịch dầu mỏ của Nga hiện đang diễn ra bên ngoài khu vực pháp lý của Moscow, Mỹ và các đồng minh cũng đang thảo luận về cách khiến Nga phải chịu chi phí cao hơn trong việc phát triển và vận hành đội tàu mà nước này hay sử dụng để lách cấm vận.

WSJ: Nga đánh bại "lằn ranh đỏ" của G7, thế lực nào là cứu tinh cho hầu hết hàng hóa từ Moscow? - Ảnh 1.

Ảnh: AFP

Quy mô đội tàu

WSJ dẫn ý kiến từ các nhà phân tích cho biết, quy mô đội tàu vận tải mà Nga có thể sử dụng đã đảm bảo rằng hầu hết hàng xuất khẩu của Nga không chịu ảnh hưởng của cơ chế giá trần.

Theo nghiên cứu của Trường Kinh tế Kiev, tính đến tháng 9/2023, đội tàu "ngầm" vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu từ các cảng của Nga gồm 180 chiếc. Khách hàng lớn nhất mua hàng hóa từ các tàu này là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga đã chuyển hướng dòng dầu trước đây dành cho phương Tây sang các thị trường kể trên. Với lượng khách mua hàng hiện được bảo đảm, Nga đã dần dần giảm mức chiết khấu đối với dầu xuất khẩu.

Người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại JPMorgan Chase, Natasha Kaneva, cho biết "Giới hạn trần giá có tác dụng nhưng nó đã lỗi thời."

Nguồn thu từ dầu mỏ gần đây giúp giảm thâm hụt ngân sách của Nga. WSJ đánh giá, khi xuất khẩu của Nga tăng lên, đồng tiền của nước này sẽ giảm bớt áp lực bị trượt giá.

Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra trong một báo cáo gần đây rằng, việc giá dầu ở Nga tăng càng cho thấy mức giá trần (mà phương Tây áp đặt) không có hiệu quả.

WSJ: Nga đánh bại "lằn ranh đỏ" của G7, thế lực nào là cứu tinh cho hầu hết hàng hóa từ Moscow? - Ảnh 2.

Nga phải xây dựng hệ thống hậu cần

Tuy nhiên, theo WSJ, ngay cả khi doanh thu năng lượng của Nga tăng trở lại, các quan chức trong lĩnh vực tài chính cho biết, mức trần giá dầu đã chuyển hướng nguồn lực của Nga khỏi chi tiêu cho quân sự sang xây dựng các cơ sở hạ tầng để vận chuyển năng lượng.

WSJ: Nga đánh bại "lằn ranh đỏ" của G7, thế lực nào là cứu tinh cho hầu hết hàng hóa từ Moscow? - Ảnh 3.

Ông Eric Van Nostrand

Eric Van Nostrand, quyền Thứ trưởng về chính sách kinh tế tại Bộ Tài chính Mỹ, phát biểu tại một sự kiện gần đây của Viện Brookings: “Việc mua tàu chở dầu khiến Điện Kremlin gặp khó khăn hơn đáng kể trong chi tiêu quân sự”.

Ông cũng cho hay, việc thực thi các lệnh trừng phạt sẽ buộc Moscow phải bán nhiều dầu dưới mức trần hơn hoặc chi tiêu cho các hệ thống hậu cầu. Mỹ đã đưa ra một danh sách các khuyến nghị cho các nhà quản lý cảng có thể làm để tăng chi phí cho Nga.

Ngày 2/12/2022, các thành viên của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố đồng ý áp mức giá trần đối với dầu thô có nguồn gốc từ Nga ở mức 60USD/thùng.

Theo đó, các công ty phương Tây chỉ được giao dịch buôn bán, vận chuyển dầu Nga dưới mức trần, nếu không sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh.

Argus Media, một nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa, ước tính rằng mặt hàng dầu thô chính của Nga là dầu Urals gần đây được giao dịch quanh mức 74 USD/thùng.

Theo Duy Anh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên