Xây xong đường sắt cao nhất thế giới, Trung Quốc chôn 15.000 cây sắt 2 bên, ở trong chứa thứ cực độc đáo
Đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng của Trung Quốc là một kỳ tích của kỹ thuật hiện đại.
- 23-12-2023Vì sao nếu thiếu "ông thợ hàn" này, tàu sân bay hay đường sắt cao tốc Trung Quốc cũng sớm thành sắt gỉ?
- 22-12-2023"1.000 km/h vượt mặt máy bay, vé đường sắt siêu tốc có làm thủng ví?" - Băn khoăn mới ở Trung Quốc
- 20-12-2023"1h mất 2,5 tấn xăng, sao máy bay không chạy điện như tàu đường sắt?" - Người Trung Quốc nêu ý tưởng
Theo Traveltibetchina, tuyến đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng (thường gọi tắt là đường sắt Thanh-Tạng) chạy dài 1.956 km, kết nối thủ phủ tỉnh Thanh Hải, Tây Ninh với thủ phủ Lhasa của Tây Tạng.
Là tuyến đường sắt cao nhất thế giới, đường sắt Thanh-Tạng được mệnh danh là "con rồng thép trên nóc nhà thế giới". Điểm cao nhất của công trình này nằm ở độ cao 5.072 mét so với mặt nước biển. Trong đó, riêng phần đường sắt kéo dài liên tục 960 km nằm ở độ cao 4.000 mét so với mực nước biển.
Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 2006, đường sắt Thanh-Tạng đã trở thành một trong những tuyến đường sắt nhộn nhịp nhất ở châu Á. Hàng triệu du khách đổ về cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng để trải nghiệm công trình kỳ diệu này khi nó đi qua khung cảnh ngoạn mục của phía tây nam Trung Quốc.
Nhiều du khách đến đây vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ của tự nhiên vừa tìm hiểu những thông tin kỹ thuật thú vị xoay quanh việc xây dựng tuyến đường sắt đầy thách thức này.
Nhiều chuyên gia nước ngoài từng cho rằng những thách thức như lượng oxy thấp ở độ cao hơn 4.000 mét hay môi trường lạnh cắt da cắt thịt là những khó khăn không thế vượt qua. Tuy nhiên, việc đường sắt Thanh-Tạng đi vào hoạt động đã chứng minh nó là một kỳ tích của kỹ thuật hiện đại.
Một điểm thú vị mà chỉ có những hành khách tinh ý mới có thể nhận thấy là có vô số cây sắt dài 7m được chèn vào hai bên của tuyến đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng.
Các kỹ sư Trung Quốc đã chôn 15.000 cây sắt hai bên tuyến đường sắt Thanh-Tạng. Bên trong các cây sắt dài 7m này tích hợp những thiết bị cực kỳ độc đáo khiến nhiều người kinh ngạc.
Tác dụng của các cây sắt này là gì?
1. Ngăn chặn sự xâm lấn của động vật hoang dã
Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng có môi trường sinh thái độc đáo nên có nhiều động vật hoang dã sinh sống ở đây. Sự tồn tại của các cây sắt dài 7m nhằm mục đích ngăn chặn động vật hoang dã gây thiệt hại cho các cơ sở đường sắt.
Giữa cây sắt chứa đầy một chất đặc biệt, có tác dụng cảnh báo nhất định, có thể giải tán hiệu quả các động vật hoang dã gần đó và giảm nguy cơ chúng đi lạc vào đường sắt.
2. Duy trì an toàn đường sắt
Đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng đi qua cao nguyên, núi, sông và các địa hình khác có điều kiện địa chất phức tạp. Là một trong những biện pháp duy trì an toàn đường sắt, cây sắt có thể cố định các tuyến đường sắt một cách hiệu quả và nâng cao khả năng chịu gió, tuyết và động đất tại khu vực đường sắt đi qua.
Ngoài ra, các cây sắt còn có thể đóng vai trò đỡ các dây cáp và đường dây thông tin liên lạc để đảm bảo hoạt động bình thường của đường sắt.
3. Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
Cây sắt được làm đầy bằng một loại vật liệu đặc biệt gọi là "polymer", có tính dẫn điện tốt, ổn định nhiệt và chống oxy hóa. Vật liệu này có thể làm giảm điện trở, giảm mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị điện đường sắt và bảo vệ môi trường xanh.
4. Giảm tác động của đất đóng băng
Đất đóng băng phân bố rộng rãi ở cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, đặt ra thách thức lớn cho việc xây dựng đường sắt. Là một thiết bị tản nhiệt, cây sắt có thể làm giảm nhiệt độ của đất đóng băng một cách hiệu quả và giảm tác động của đất đóng băng lên nền đường sắt. Bằng cách này, các tuyến đường sắt ổn định hơn và an toàn vận hành được đảm bảo.
5. Nâng cao hiệu suất truyền tín hiệu
Các cây sắt còn đảm nhận nhiệm vụ truyền tín hiệu. Bên trong cây sắt có một thiết bị gọi là "cảm biến sợi quang". Nó có thể theo dõi trạng thái của các tuyến đường sắt theo thời gian thực và truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển.
Bằng cách này, các nhà quản lý vận hành đường sắt có thể theo dõi tình trạng tuyến đường và thực hiện các biện pháp trước để ngăn ngừa tai nạn.
6. Giảm ô nhiễm tiếng ồn
Cây sắt cũng có thể làm giảm tiếng ồn. Bên trong cây sắt có một chất đặc biệt gọi là “vật liệu âm thanh”. Nó có thể hấp thụ tiếng ồn phát ra khi tàu đi qua, giảm tác động đến môi trường xung quanh và người dân.
Như vậy, 15.000 cây sắt ở hai bên đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng không chỉ có nhiều chức năng như ngăn chặn động vật hoang dã xâm chiếm, duy trì an toàn đường sắt, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, giảm tác động của đất đóng băng, cải thiện tín hiệu... mà còn giúp đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng hoạt động ổn định, an toàn.
Điều này củng cố thêm trình độ xây dựng và sức mạnh kỹ thuật của tuyến đường sắt cao nguyên dài nhất và cao nhất thế giới này của Trung Quốc.
Tham khảo: Sohu, Traveltibetchina
Đời sống & pháp luật