Xe Hyundai, KIA bị trộm bằng thứ nhà nào cũng có: Nửa năm mới có giải pháp 'chính hãng', vẫn không triệt để
Đi cùng trào lưu bẻ khóa xe Hyundai, KIA trên TikTok là lượng báo cáo tăng vọt về các vụ trộm xe xảy ra trên toàn cầu. Sau hơn nửa năm, tập đoàn Hyundai đã tìm ra giải pháp.
- 18-02-2023Ô tô điện mini siêu hot HongGuang Mini EV sắp được lắp ráp tại Việt Nam, mở bán từ quý II
- 17-02-2023Xây nhà máy tại Mỹ, xe điện VinFast có được hưởng ưu đãi thuế tương tự Tesla?
- 17-02-2023Một thị trường xe điện hấp dẫn không kém Mỹ mà VinFast cần tập trung, các hãng xe Trung Quốc đang âm thầm “chiếm đóng”
Kể từ giữa năm 2022, một trào lưu vô cùng độc hại đã xuất hiện trên TikTok: KIA Challenge (tạm dịch: Thử thách KIA). Theo đó, người tham gia "thử thách" sẽ sử dụng những dụng cụ rất dễ kiếm là tuốc-nơ-vít và một đầu cáp USB, sử dụng để khởi động xe KIA hoặc Hyundai. "Thử thách" này sau đó đã được lan truyền mạnh mẽ, vượt ra khỏi TikTok. Trào lưu này đã cho thấy một lỗ hổng bảo mật rất nguy hiểm trên nhiều xe KIA và Hyundai.
Khởi nguồn của trào lưu này được cho là từ năm 2021, và bắt đầu được biết đến rộng rãi Từ giữa tháng 7/2022. Tuy nhiên, mãi tới gần đây, tập đoàn Hyundai mới có phương án khắc phục được nhiều phần lỗ hổng này.
Ảnh cắt từ một video trong "Thử thách KIA".
Cụ thể, ngày 14/2 vừa qua, Hyundai đã đưa ra phương án cập nhật phần mềm để bảo vệ xe. Bản cập nhật miễn phí này sẽ được áp dụng với tổng 8,3 triệu xe, gồm 3,8 triệu chiếc Hyundai và 4,5 triệu chiếc KIA.
Thời gian cập nhật phần mềm chỉ trong khoảng một tiếng, thay đổi trực tiếp đến module điều khiển của chiếc xe. Theo mô tả của hãng thì bản cập nhật này khiến chiếc xe khi "khóa cửa bằng chìa khóa thông minh sẽ đồng thời kích hoạt còi chống trộm và Engine Immobilizer [tạm dịch: Khóa động cơ], do vậy mà chiếc xe sẽ không thể khởi động được khi bị kích hoạt theo phương thức trong thử thách". Để có thể khởi động chiếc xe, chủ xe chỉ cần mở khóa bằng chìa khóa thông minh.
Đầu cáp USB có kích thước vừa với lỗ vặn, được sử dụng để vặn ổ khóa khởi động xe.
Giám đốc Điều hành Hyundai Motor America, ông Randy Parker, cho biết rằng: "Hyundai cam kết đảm bảo chất lượng và tính toàn vẹn của sản phẩm qua các cải tiến liên tục, và sẵn sàng cung cấp cho khách hàng bị hại thêm một phương thức ngăn chặn bằng bản cập nhật phần mềm này".
Chương trình cập nhật phần mềm sẽ áp dụng trước với hơn một triệu chiếc Hyundai Elantra (sản xuất trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020), Hyundai Sonata (sản xuất từ năm 2020 đến năm 2021), và Hyundai Venue (sản xuất từ năm 2020 đến năm 2021); sau đó sẽ đến các mẫu xe khác như Hyundai Accent, Hyundai Santa Fe, Hyundai Tucson, Hyundai Kona...
KIA hiện chưa thông báo về danh sách sản phẩm cần cập nhật.
Ngoài bản cập nhật trên, chủ xe Hyundai nằm trong diện bị hại còn được nhận một miếng đề can dán bên ngoài xe, nhằm xác định rằng chiếc xe sẽ không thể bị phá theo cách có trong "thử thách".
Hyundai/KIA cung cấp khóa vô lăng miễn phí cho chủ xe bị hại.
Trên thực tế thì đây không phải phương án đầu tiên mà Hyundai đưa ra. Hồi tháng 9/2022 (tức khoảng 2 tháng sau khi xảy ra vụ việc), Hyundai đã đưa ra phương án là cung cấp miễn phí khóa vô lăng cho các chủ xe bị ảnh hưởng. Nhưng rõ ràng thì đó chưa phải phương án có thể khắc phục triệt để.
Phương án cập nhật phần mềm vừa được tung ra, trên thực tế, cũng không phải phương án triệt để. Mấu chốt của phương án cập nhật phần mềm này nằm ở hệ thống chống trộm tác động trực tiếp đến động cơ, thường được gọi là Engine Immobilizer (tạm dịch: Khóa động cơ). Vấn đề nằm ở chỗ không phải tất cả các mẫu xe của Hyundai/KIA bị ảnh hưởng đều được trang bị bộ khóa này. Với những chiếc xe không có khóa động cơ, Hyundai/KIA vẫn sẽ cung cấp miễn phí bộ khóa vô lăng, và thậm chí đền bù cho chủ xe bị ảnh hưởng.
Thể thao & Văn hóa