Xe máy đâu phải 'tội đồ' mà cấm
Bài viết của độc giả Minh Trần dưới đây đưa ra một góc nhìn khác về xe máy để có hành xử đúng, thay vì áp cho xe máy "tội" chiếm dụng mặt đường giao thông, gây ô nhiễm.
- 27-04-2017Cấm xe máy: Đừng khiến tính nhân văn bị mờ đi
- 20-04-2017Đề xuất cấm xe máy chạy trên đường
- 15-01-2017Hà Nội sẽ giảm tắc nếu cấm xe máy 6 tiếng/ngày?
Ta chỉ tư duy làm đường cho xe hơi
Thứ nhất, các hoạt động từ chiến lược giao thông đến đầu tư giao thông đều dựa trên nguyên lý hoạt động của xe hơi. Ta có nguyên lý thắt cổ chai.
Nếu đổ đầy mạt cưa vào dòng chảy trong một ống, rất khó để nghẽn dòng chảy. Nhưng nếu trong đồng mạt cửa đó có rác, bất kỳ chỗ nối nào cũng có thể bị tắc nghẽn.
Ở đây có 3 nguyên nhân tắc nghẽn, một là có chỗ bất thường trong đường dẫn khiến rác bị vướng, thứ hai là phải có rác đủ lớn khiến dòng chảy bị nghẽn và thứ ba là lượng mạt cưa đủ lớn để lấp đầy hở còn lại.
Trong điều kiện giao thông ở Việt Nam, kẹt xe trong giai đoạn này là tắc chết, và nguyên nhân chính là do xe máy rất linh hoạt, xe hơi thường chạy theo trục đường.
Ví dụ là bắc nam thì xe máy sau một hồi luồn lách có đủ hướng bắc nam, bắc bắc nam, thậm chí thành hướng đông tây. Nhưng nghẽn này là do xe máy không còn con đường nào khác nên phải tìm mọi cách lách cho bằng được.
Để xe máy không bị nghẽn và không làm các phương tiện khác tắc nghẽn, phải có càng nhiều đường song hành càng tốt. Ví dụ như thay vì làm đường 120m (như đường Trường Chinh hoặc đường Phạm Văn Đồng….) ta nên làm 6 con đường 20m hoặc 10 con đường 12m (đường một chiều với 2 làn xe hơi 3m, và 6m dành cho xe máy).
Nhưngtrên thực tế ta tư duy làm đường cho xe hơi, đường trục thật lớn và không còn đường khác dành cho xe máy. Đó là một trong những ví dụ cho lỗi tắc nghẽn trong giao thông có xuất phát nguồn từ việc thiết lập chiến lược giao thông.
Câu hỏi lớn cho ngành giao thông
Thứ hai, mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, có mức sống, thu nhập riêng biệt nên mỗi nước cũng tạo thành một văn hoá giao thông riêng biệt.
Ví như người Việt thường không muốn chờ, khi đến ngã tư vắng người 80% sẽ vượt đèn đỏ. Với số đông hành xử như vậy phải nói rằng đó chính là văn hoá giao thông của người Việt.
Chính điều này đã biến người Việt thành người không có kỷ luật trong mắt rất nhiều người Việt và du khách. Nhưng có phải vậy không? Không đâu, người Việt rất có kỷ luật.
Vấn đề ở chỗ là cách nhìn của người quản lý, khi ngã tư vắng người, có thể tắt đèn tín hiệu đi hoặc mở thêm đèn lưu ý khi sang đường. Khi đó sẽ chẳng có ai vượt đèn đỏ. Làm chiến lược cho giao thông, hay làm chiếc lược bất cứ ngành gì, điều phải hỏi đầu tiên là văn hoá người dùng ra sao.
Tại sao ngành mỹ phẩm phải thay đổi cái nắp chai từ nắp đậy sang nắp vặn, nắp bật, nắp có cổ để ấn, còn ngành giao thông thì mọi thứ phải làm theo ý mình?
(Ảnh: Đoàn Bổng)
Thứ ba - điều quan trọng nhất: Xe máy đâu chỉ là phương tiện di chuyển. Nó còn là phương tiện để bác xe ôm có thu nhập, để người buôn gánh bán bưng giao hàng...
Ai có thể nói nếu cấm xe máy, phương tiện nào sẽ thế vai trò này? Có là một người lớn tuổi không có việc làm, ráng góp tiền mua một cái xe máy để ra ngồi ngã tư chạy xe ôm để kiếm tiền nuôi con; Có là cô cậu sinh viên ráng góp thêm tiền với ba mẹ để đủ tiền mua chiếc xe chạy thêm việc bán hàng; Có là những chủ cửa hàng phải gồng lưng chở cả 100kg hàng để giao cho khách mới thấm được vị trí xe máy trong cuộc sống gia đình họ.
Chiếc xe máy là phương tiện tạo thu nhập chính cho gần hết người thu nhập thấp, tạo ra một phần thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Chúng ta phải cám ơn xe máy, phải trân trọng nó như những gì tốt đẹp nó mang lại.
Vả lại, đừng phán xét vì chẳng người dân nào muốn đi xe máy đâu, mà vì không còn lựa chọn nào khác.
Nếu muốn người dân không đi xe máy vì cảm nhận được nỗi khổ khi phải chạy xe dưới thời tiết thất thường, nếu thương người dân phải chấp nhận rủi ro tai nạn cao, hãy nghĩ mọi phương án để giúp người dân có thể giảm dần lệ thuộc vào phương tiện đặc biệt này.
Vietnamnet