Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh do đại dịch COVID-19
Tối nay 19/11, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành ủy TPHCM phối hợp tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID. Báo Điện tử Tiền Phong tiếp sóng trực tiếp buổi lễ.
- 19-11-2021INFOGRAPHIC: Nhìn lại những con số đau thương trước lễ tưởng niệm hơn 23.000 đồng bào đã đi xa vì dịch Covid-19
- 19-11-2021ẢNH: Người dân TP.HCM thắp hoa đăng, chắp tay cầu nguyện cho những nạn nhân đã mất trong đại dịch Covid-19
Đầu cầu TPHCM
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu khai mạc lễ tưởng niệm. Ông thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ lòng thành kính, chia buồn sâu sắc với các gia đình có người hi sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 và xin nguyện cầu cho các linh hồn người đã mất được siêu thoát, yên giấc ngàn thu.
Ông Đỗ Văn Chiến cho rằng, dù cán bộ, chiến sĩ và đồng bào cả nước không phân biệt thành phần, tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo đã đoàn kết, chung một ý chí "chống dịch như chống giặc", nhưng do dịch bệnh chưa có tiền lệ, lây lan nhanh cực kỳ nguy hiểm, đã có hơn một triệu người nhiễm COVID-19, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 23.000 đồng bào, đồng chí.
"Nỗi đau đến tột cùng khi nhiều người đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có người thân ở bên cạnh, không có một lời trăng trối; nhiều gia đình có 2-3 người tử vong, có những người bị cướp đi cả cha mẹ và những người ruột thịt; có những em bé sinh ra không được nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ, không được uống giọt sữa đầu đời. Thật là đau xót!", ông Đỗ Văn Chiến nói.
Do dịch bệnh quá ác liệt, nguy hiểm nên mặc dù rất cố gắng, nhưng có nhiều người khi mất chưa được tổ chức lễ tang chu đáo theo phong tục, tập quán, để lại nỗi day dứt trong lòng người thân và đồng đội, đồng chí.
"Trong giờ phút thiêng liêng này, xin thắp nén tâm nhang tưởng nhớ và kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt đồng bào, đồng chí và kiều bào ta ở nước ngoài đã tử vong và hy sinh vì dịch bệnh; nguyện cầu cho các linh hồn được siêu thoát; dịch bệnh COVID-19 sớm được tiêu trừ để nhân loại không phải gánh chịu thêm đau thương, mất mát nữa", Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam bày tỏ.
"Trong giờ phút thiêng liêng này, xin thắp nén tâm nhang tưởng nhớ và kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt đồng bào, đồng chí và kiều bào ta ở nước ngoài đã tử vong và hy sinh vì dịch bệnh; nguyện cầu cho các linh hồn được siêu thoát; dịch Covid-19 sớm được tiêu trừ để nhân loại không phải gánh chịu thêm đau thương, mất mát", ông Chiến nói.
Lễ tưởng niệm tại chùa Quán Sứ, Hà Nội:
Lễ tưởng niệm tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. - Ảnh: Trọng Tài |
|
|
Ảnh: Trọng Tài |
Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc.
|
Ảnh: Như Ý |
Ảnh: Như Ý |
Khoảng 20h40, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Trưởng Ban Dân vận T.Ư Bùi Thị Minh Hoài dẫn đầu đoàn đại biểu tại điểm cầu Hà Nội thực hiện nghi lễ dâng hương tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong vì COVID-19. Mỗi đại biểu dâng hương tại lư hương được đặt trên sân khấu. Sau khi dâng hương, các đại biểu đặt một bó hoa cúc màu trắng xuống phía sau lư hương để tưởng nhớ những người đã khuất.
Hội trường Thống Nhất - TPHCM
Nhiều người dân đứng bên ngoài hàng rào Hội trường Thống Nhất thắp nến tưởng niệm, tiễn biệt các nạn nhân mất vì COVID-19.
"Tôi đến đây thắp cây nến tiễn biệt, cầu cho những người xấu số được an nghỉ. Hi vọng dịch bệnh sẽ sớm bị đẩy lùi để không còn ai phải chịu nỗi đau mất người thân nữa", anh Nguyễn Xuân Huy (ngụ quận Tân Bình, TPHCM).
Tại điểm cầu thành phố Hà Nội
Dự chương trình tại điểm cầu thành phố Hà Nội có Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư Bùi Thị Minh Hoài, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng một số đại biểu khách mời, thân nhân những người tử vong trong đại dịch COVID-19…
Người tham gia lễ tưởng niệm đều thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như sát khuẩn tay, đo nhiệt độ; sử dụng khẩu trang màu đen, ghế ngồi phủ màu đen.
Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng |
Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng |
5 phút trước
Tại Tam bảo chùa Quán Sứ |
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
“Chúng ta đang nỗ lực hành động cho một cuộc sống tốt lành của mỗi con người. Đó là cách tưởng nhớ đối với những người đã bị cơn gió đen đại dịch COVID-19 cuốn đi sinh mệnh. Chúng ta sẽ cùng nhau chăm sóc, bảo vệ những đứa trẻ mồ côi. Chúng ta muốn nói với linh hồn những người đã mất trong đại dịch COVID-19 rằng: vẻ đẹp và lòng nhân ái truyền thống của dân tộc này sẽ hóa hành một ngôi nhà ấm áp của tinh thần cho những gia đình đã mất người thân, cho những đứa trẻ mồ côi trú ngụ và lớn lên. Xin những người đang sống hãy dựng tượng đài tưởng nhớ những người đã mất trong chính lòng mình, bằng chính những hành động của chúng ta. Đó là sự tử tế, lòng trung thực, sự chia sẻ, những giấc mơ tốt đẹp về tương lai và sự dâng hiến tận cùng cho mảnh đất này”.
Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Trưởng Ban kiêm Chánh thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình chủ trì lễ cầu siêu tại chùa Bái Đính. |
12 phút trước
Vợ của Trưởng trạm y tế xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè Trịnh Hữu Nhẫn, bà Thân Ngọc Hương tế đã gần 60 tuổi không cầm được nước mắt khi thấy hình ảnh người chồng không may qua đời vì COVID-19 trên phóng sự truyền hình.
Tại kênh Tàu Hủ - Bến Nghé
Tại kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (đoạn gần cầu Mống, quận 4), công tác chuẩn bị cho hoạt động thả đèn hoa đăng đã sẵn sàng.
Hàng trăm người dân đã có mặt để tham gia chương trình tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ ra đi vì dịch bệnh COVID-19.
Tại điện Tam Thế chùa Bái Đính, Ninh Bình
Hưởng ứng lời kêu gọi của UBTWMTTQVN và thực hiện công văn chỉ đạo của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc tổ chức Lễ cầu siêu - tưởng niệm đồng bào tử vong do dịch COVID-19, tại điện Tam Thế chùa Bái Đính, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình phối hợp với chùa Bái Đính long trọng tổ chức Lễ cầu siêu-tưởng niệm đồng bào tử vong do dịch COVID-19 và các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông.
Điểm cầu tỉnh Bình Dương
Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hi sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị triển lãm với sự có mặt đông đủ của đại diện thân nhân người mất.
Tối 19/11, hàng ngàn người dân đã tìm về khu vực chùa Pháp Hoa, quận 3 theo dõi lễ tưởng niệm đồng bào mất vì đại dịch COVID-19.
Điểm cầu thành phố Hà Nội
Điểm cầu thành phố Hà Nội tại sân khấu đa năng, Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng). Thành phần đại biểu tham dự lễ tưởng niệm gồm đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; đại diện lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thành phố Hà Nội; đại diện một số tổ chức tôn giáo; đại diện các đơn vị, lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội; đại diện thân nhân, gia đình đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.
Theo Kế hoạch, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố phối hợp với Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) vận động các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ) trên địa bàn thành phố căn cứ tình hình thực tế tổ chức hình thức tưởng niệm phù hợp, cùng đánh (thỉnh) chuông tưởng niệm vào 20h30 ngày 19/11.
Hoa đăng tưởng nhớ người đã mất
Hòa trong dòng người đến chùa Pháp Hoa (quận 3, TPHCM) tối 19/11 để theo dõi lễ tưởng niệm đồng bào mất vì COVID-19, vợ chồng anh Hồ Hán Sơn (ngụ quận Tân Phú) đã đến đây thả đèn hoa tưởng nhớ người thân mất trong dịch COVID-19.
Anh Sơn cho biết, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của mẹ vợ và anh vợ của anh. Họ qua đời chỉ cách nhau 3 ngày hồi tháng 8 vừa rồi. Mong người đã khuất yên nghỉ, cầu mong đất nước vượt qua đại dịch, chứ mất mát nhiều quá rồi", anh Sơn bày tỏ khi đang theo dõi buổi lễ được tường thuật trực tiếp.
Anh Sơn và vợ thắp sáng những đóa hoa để tưởng niệm, cầu siêu cho người thân. |
Chị Lê Bảo Ngọc (vợ anh Sơn) thả chùm đèn hoa xuống dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tưởng nhớ người thân. |
Anh Huỳnh Tấn Khương, ngụ quận 8 thuộc Tổng công ty Điện lực TPHCM chia sẻ: “Bản thân đã từng là F0 nên rất hiểu cảm giác của người đã từng bị nhiễm. Qua lễ tưởng niệm cũng nhắc nhớ bản thân nâng cao ý thức phòng chống dịch. Tôi cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người khác”.
Nguyện cầu cho cha
Chị Nguyễn Thị Lý cùng con trai tới dinh Thống Nhất từ khá sớm để tưởng nhớ người cha quá cố. "Hôm nay tôi đến đây để cầu nguyện cho cha và coi như đây là buổi lễ chính thức tiễn biệt cha", chị Lý chia sẻ.
Trung tâm Nghệ thuật Phật giáo Diệu Tướng Am (TPHCM) tổ chức dâng hương, thả đèn hoa đăng để tưởng niệm người dân tử nạn vì COVID-19. Ảnh: Nguyễn Dũng |
Chiều tối 19/11, nhiều Phật tử, người dân đến chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TPHCM) lễ Phật, cầu điều phúc lành cho gia đình trong dịp Rằm tháng 10 Âm lịch. Đây cũng là dịp người dân thành kính cầu niệm, tưởng nhớ đồng bào, thân nhân qua đời vì dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Nguyễn Tùng |
Trước giờ lễ cầu siêu tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hi sinh, tử vong do dịch bệnh COVID-19 tại chùa Quán Sứ-Trụ sở GHPGVN.
Hội trường Thống Nhất
Như một cơn cuồng phong quét qua, đại dịch COVID-19 đã cướp đi hơn 23.000 sinh mạng trên cả nước. Đúng 20h hôm nay (19/11), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND TPHCM tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19.
Từ 19h tại điểm cầu chính của Lễ tưởng niệm là Hội trường Thống Nhất, TPHCM các các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thân nhân người mất vì COVID-19 và các lực lượng đã và đang trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch, bắt đầu quy tụ để hồi hướng về người đã mất. Theo Ban tổ chức tại đây có khoảng 1.000 đại biểu, khách mời tham dự.
Những đoàn người tập trung về Hội trường Thống Nhất đều có những nỗi niềm riêng nhưng cùng hướng về nỗi đau chung của đất nước trong đại dịch. Để đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch, tất những người đến tham dự đều đảm bảo 5K với khoảng cách mỗi vị trí ghế ngồi được sắp xếp tối thiểu 2m.
Chia sẻ với Tiền Phong trước buổi lễ tưởng niệm bà Trịnh Thị Mỹ Huệ, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Thủ Đức nói: “Chúng ta đã trải qua những tháng ngày nhiều khó khăn đau khổ trước đại dịch COVID-19. Những người đã ngã xuống trong đó có nhân dân, có các chiến sĩ và cả các y bác sĩ. Lễ tưởng niệm hôm nay là dịp nhắc để chúng ta nhớ về những nỗ lực cố gắng trong cuộc chiến chống dịch và sự đau thương mất mát đã xảy ra. Tôi mong những người nằm xuống hãy yên nghỉ. Chúng ta, những người ở lại sẽ chung tay chăm lo cho thân nhân của người đã khuất để họ có cuộc sống ngày càng tốt hơn”.
1 giờ trước
Hoàn tất khâu chuẩn bị cuối cùng cho lễ tưởng niệm tại chùa Quán Sứ-trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh Trọng Tài |
Điểm cầu TP Thủ Đức
PV Phong Nguyễn đang mặt tại buổi lễ tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hi sinh trong đại dịch COVID-19 ở điểm cầu TP Thủ Đức cho biết, rất đông người dân đã có mặt tại đây để chuẩn bị cho buổi lễ. Cô Trương Thị Thu Ngân (phường Tăng Nhơn Phú B, Thành phố Thủ Đức) không nén được nước mắt khi nhắc về người chồng đã mất vì COVID-19. Dù đau buồn nhưng cô nói cảm thấy được an ủi phần nào khi được nhà nước quan tâm lo lắng chu đáo, đặc biệt là hôm nay với lễ cầu nguyện cho vong linh những người đã khuất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19. |
Hội trường Thống Nhất (TPHCM) trước giờ diễn ra Lễ tưởng niệm. Ảnh: Phạm Nguyễn |
Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong , cán bộ, chiến sĩ hi sinh trong đại dịch COVID-19 do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và UBND TP. HCM phối hợp tổ chức vào 20h hôm nay (19/11) ở hai điểm cầu TP.HCM và Hà Nội. Nhiều địa phương trong cả nước hưởng ứng, tổ chức lễ tưởng niệm với hình thức, quy mô phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.
Ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nói rằng, trong gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây tổn thất nặng nề cho cả thế giới, trong đó có nước ta, đã cướp đi sinh mệnh của hơn 23 nghìn đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, để lại nỗi đau tận cùng cho người thân, gia đình và bạn bè.
“Sinh mệnh con người là điều đáng quý nhất. Cho nên sẽ chẳng có gì bù đắp được sự mất mát quá lớn này. Trong đó có biết bao người không được tổ chức một lễ tang trọn vẹn vì dịch bệnh. Hàng chục nghìn gia đình vĩnh viễn mất đi người thân yêu. Nỗi đau, sự mất mát như một cơn lốc quét qua, thật sự khủng khiếp, để lại trong lòng người ở lại khoảng trống khó lòng khỏa lấp nổi”, ông Phùng Khánh Tài nói.
Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhận định, Lễ tưởng niệm được tổ chức để tưởng nhớ những người không may mất vì COVID-19, chia sẻ những nỗi đau, mất mát với gia đình và người thân của họ. Đây cũng là nguyện vọng, mong muốn của nhân dân, là tình cảm thiêng liêng trong mỗi chúng ta và là sự quan tâm, sẻ chia, động viên của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nỗi đau của đồng bào.
“Không chỉ là nén tâm nhang dành cho những người đã khuất, Lễ tưởng niệm cũng là lời cảnh tỉnh, nhắc nhớ tất cả chúng ta về nỗi đau và trách nhiệm. Dịch bệnh không loại trừ ai. Chúng ta phải thức tỉnh, thay đổi và thích ứng để bảo vệ cuộc sống của chính mình, của người thân và của đồng bào mình”, ông Phùng Khánh Tài nêu.
Các điểm cầu truyền hình trực tiếp sớm hoàn tất khâu chuẩn bị cuối cùng. Hội trường Thống Nhất (TPHCM) là địa điểm chính của Lễ tưởng niệm, là nơi khoảng 1.000 đại biểu tham dự, trong đó có thân nhân một số gia đình có người mất do COVID-19. Thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức 22 điểm cầu tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân TP.HCM chứng kiến thời khắc linh thiêng. Đúng 20 hôm nay, người dân TP.HCM nhất loạt tắt đèn để cùng thắp nến tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hi sinh trong đại dịch COVID-19.
Các cơ sở tôn giáo thỉnh những hồi chuông, hòa cùng tiếng còi tàu chính là âm thanh tưởng niệm đặc biệt hướng về hơn 23 nghìn người đã mất. Sau lễ tưởng niệm, các quận, huyện tại TP.HCM tổ chức lễ thả hoa đăng tại tuyến kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tàu Hủ-Bến Nghé vào khoảng 20h35.
Chiều 19/11, Đại đức Thích Nguyên Chính, Phó Chánh Văn phòng T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, GHPGVN hoàn tất khâu chuẩn bị cuối cùng cho lễ tưởng niệm tại chùa Quán Sứ-trụ sở của GHPGVN. Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng sớm phát đi công văn khuyến khích các chùa, cơ sở tự viện hưởng ứng lễ tưởng niệm, cầu siêu có giá trị nhân văn, cộng đồng.
Tiền Phong