Xin cần câu chứ không lấy cá, tưởng khôn ngoan nhưng hóa ra ngu ngốc: Lý do ai cũng nên biết
Có những lúc, chúng ta cho người khác cái cần câu chứ không cho con cá. Vậy tại sao trong trường hợp này, đứa trẻ xin cần câu lại bị cho là ngu ngốc?
Kỹ năng
Có một ông cụ ngồi bên bờ sông câu cá. Một đứa trẻ đi ngang qua liền dừng lại xem ông cụ câu. Kỹ thuật câu cá của ông cụ phải nói rất thuần thục, vì thế mà chỉ một lúc sau, ông đã câu được đầy một rổ cá.
Nhìn thấy đứa bé đáng yêu nên ông cụ muốn cho nó cả rổ cá vừa câu được. Không ngờ, đứa trẻ lắc đầu từ chối khiến ông cụ ngạc nhiên hỏi: "Tại sao cháu lại không lấy?"
Đứa trẻ đáp: "Chá muốn có cái cần câu trong tay của ông cơ."
Ông cụ hỏi: "Cháu muốn có cần câu để làm gì?"
Đứa trẻ trả lời: "Rổ cá này cháu ăn chẳng mấy mà hết, nếu có cần câu, cháu có thể tự câu cá và ăn cả đời cũng không lo hết."
Hẳn có người sẽ nói: Ồ, đứa trẻ này thật khôn ngoan. Nhưng không, đây là một đề nghị hết sức ngu ngốc. Nếu chỉ cần cái cần câu, đồ rằng một con cái có khi nó cũng không có được chứ không nói đến một rổ cá.
Tại sao?
Bởi lẽ, đứa trẻ đó không biết kỹ năng câu cá, chỉ có cần câu sẽ chẳng có tác dụng gì, bởi câu cá, cái quan trọng không phải là cần câu mà là kỹ năng.
Không phải cứ có cần là bạn sẽ câu được cá, đừng thấy người khác kiếm sống dễ dàng mà nghĩ rằng, chỉ cần có công cụ là mình cũng làm được. Làm việc gì cũng cần phải có một kỹ năng tốt.
Lời bình
Quá nhiều người cho rằng, bản thân mình đã có một cái cần câu trên cõi đời này rồi nên chẳng việc gì phải lo lắng sợ hãi bão táp nữa, như thế sẽ tránh được việc ngã xuống bùn lầy.
Giống như đứa trẻ nhìn ông cụ câu cá, nó cho rằng chỉ cần có cái cần câu là sẽ có cá ăn cả đời, giống như nhân viên nhìn ông chủ của mình, cho rằng chỉ cần ngồi ở văn phòng là tiền bạc sẽ rủng rỉnh, không bao giờ cạn.
Cảm xúc
Có một đứa trẻ nọ chạy lên núi, trong khoảnh khắc vô ý, nó nhìn xuống khe núi và hét lên một tiếng: "Này…"
Âm thanh vừa phát ra, bốn bề tứ phía lập tức vọng lại tiếng "này…". Ồ, ngọn núi đã đáp lời nó rồi. Đứa trẻ vô cùng kinh ngạc, nó lại thử hét to: "Bạn là ai?", lập tức, nó lại nghe thấy tiếng vọng lại: "Bạn là ai".
Đứa trẻ lại ra sức nói thật to: "Tại sao không nói cho tôi biết?" và lần này, nó lại nhận được tiếng trả lời vọng lại tương tự như những gì nó vừa nói.
Đứa trẻ bắt đầu cảm thấy bực tức, nó hét lên: "Tao hận mày." Nó nào biết rằng tiếng hét của nó chẳng là gì so với tiếng vọng lại oang oang từ khắp nơi: "Tao hận mày, tao hận mày…"
Đứa trẻ khóc chạy về nhà và kể chuyện này với mẹ. Người mẹ nói: "Con à, bây giờ con chạy lên núi và hét thật to "Tôi yêu bạn", thử xem con sẽ nhận lại được kết quả thế nào, có được không?"
Đứa trẻ nghe theo mẹ, lại chạy lên núi.
Quả nhiên, lần này được trẻ đã bị bao vây trong âm thanh vang vọng của ba chữ "tôi – yêu - bạn". Đứa trẻ cười, cả ngọn núi cũng cười rồi.
Muốn để người khác yêu mình, bạn phải yêu thương họ trước.
Lời bình
Có những lúc, chúng ta thường trách thái độ của người khác quá lạnh nhạt, cảm xúc quá tồi tệ mà không biêt rằng chính bản thân mình là tấm gương tốt nhất của đối phương.
Nếu gặp phải những tình huống tương tự, hãy hỏi bản thân mình đã làm gì. Muốn để người khác yêu mình, bạn phải yêu thương họ trước.
Khoa trương
Có một ông cụ lái xe ba bánh không may va phải một chiếc xe Land Rover đang đỗ bên đường. Đang lúc mặt mày ủ rũ thì một người qua đường tiến lại. Ông ta cất tiếng hỏi: "Có đền được không?"
Ông cụ trả lời: "Không đền được!"
Người qua đường lại nói: "Không đền được còn không đi đi, đợi người ta đến tìm ông à?"
Ông cụ định nói gì đó nhưng lại thôi, cuối cùng lăn tăn một hồi rồi lái xe đi.
Lúc này, nguồi qua đường kia mới lấy chìa khóa ra lái chiếc Land Rover đi.
Lời bình
Con người sống một đời, thứ đáng để khoa trương nhất không phải là sự giàu có của bạn, cũng không phải là sự tinh anh của bạn, càng không phải là thủ đoạn của bạn mà là sự thấu hiểu và thông cảm hết sức giản đơn.
Trí thức trẻ