'Xin đừng để kinh tế Việt Nam chỉ biết phụ thuộc vào Samsung'
Đây chính là thông điệp mà Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh khi nhắc về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm 2017.
- 07-04-201712 doanh nghiệp Việt trước cơ hội vào chuỗi cung ứng Samsung
- 31-03-2017Sếp Samsung Vina nói về “cơ duyên” với Việt Nam
- 29-03-2017Bloomberg phân tích tác động đến kinh tế Việt Nam khi Samsung quyết định giảm sản lượng smartphone
Câu chuyện về tăng trưởng kinh tế đang nóng lên, nhất là khi ngay khi kết thúc ngày khai mạc vừa qua của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV, Thủ tướng đã họp lại các vị tư lệnh ngành và ra quyết tâm phải thực hiện bằng được mục tiêu 6,7%, bất chấp mọi khó khăn phía trước.
Sở dĩ dư luận và các chuyên gia quan tâm đến câu chuyện về tăng trưởng kinh tế nhiều như hiện tại, nếu như quý I năm nay, mức tăng trưởng không đạt mức 5,1%, con số thấp nhất trong 3 năm, dấy lên nhiều nghi ngại về sức bật của nền kinh tế.
Phiên thảo luận tại tổ ở đoàn Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) diễn ra trong ngày thứ 4 của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV nhắc đến mức tăng trưởng thấp nêu trên như một biểu hiện của vấn đề cố hữu mà kinh tế Việt Nam đang gặp phải.
"Đừng để kinh tế Việt Nam chỉ phụ thuộc vào Samsung" - Đây chính là thông điệp mà Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh khi nhắc về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm 2017.
Vị này giải thích lý do việc GDP của quý I/2017 chỉ đạt con số 5,1% là mức thấp nhất trong 3 năm thì bên cạnh những lý do chủ quan như tăng trưởng công nghiệp thấp, nông nghiệp kém hiệu quả thì còn một phần lớn lý do khách quan là nhập siêu. Việc này bắt nguồn từ một vụ việc chúng ta không kiểm soát được là tập đoàn Samsung thu hồi sản phẩm Galaxy Note 7 bị lỗi.
Tuy là lý do khách quan, tuy nhiên nó minh chứng cho việc kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể tự đứng vững mà không phụ thuộc. “Đây là một cảnh báo về việc nền kinh tế của Việt Nam dựa vào các tập đoàn lớn của nước ngoài. Khi họ có rủi ro là lập tức có tác động đến GDP, đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam” - Đại biểu Ngân phân tích.
Để khắc phục vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh quan điểm cần nâng cao độc lập tự chủ trong kinh tế, trong đó có vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân.
Theo ĐB Ngân, bối cảnh hiện tại đang có nhiều thuận lợi cho kinh tế tư nhân, như Nghị quyết T.Ư 5 đã khẳng định kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế, Chính phủ có Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp...
Hiệu quả có thể chưa nhìn thấy trên diện rộng nhưng riêng tại TpHCM thì theo đại biểu Ngân chia sẻ, kinh tế thành phố đã tăng trưởng tới 7,46% trong quý I/2017, cao hơn mức cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, mức tăng trưởng khả quan trong đó có đóng góp chủ lực của chính thành phần kinh tế tư nhân.
“Điều đó cho thấy nếu kinh tế tư nhân nếu được đầu tư đúng mức, được hỗ trợ sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng” - Đại biểu Ngân khẳng định.
Trí thức trẻ