5 sản phẩm của Apple bị tố ăn cắp bản quyền
Mỗi lần Apple thông báo tên sản phẩm mới, lại có một vài công ty khẳng định cái tên đó đã được đóng dấu bản quyền. Kết quả thường dẫn đến kiện tụng và khiến Apple tốn không ít tiền.
- 05-06-2014Chân dung 'Steve Jobs mới' của Apple
- 29-05-2014Apple tiến hành thương vụ đắt đỏ nhất trong lịch sử 38 năm
- 19-05-2014Apple và Google 'bắt tay làm hòa'
- 13-05-2014Đóng 8 triệu euro, Apple bị nghi ngờ trốn thuế ở Italy
Năm 1978, Apple Corp, công ty do Beatles thành lập, sở hữu hãng ghi âm Apple Records, đã kiện Apple vì vi phạm bản quyền. Cuối cùng, Apple Computer phải trả 80.000 USD để dàn xếp năm 1981.
Dưới đây là 5 trường hợp “đau đầu” khác với Apple chỉ vì tên của các sản phẩm:
1. HealthKit
Apple vừa giới thiệu HealthKit, ứng dụng giúp người dùng quản lý dữ liệu liên quan đến sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nó lại trùng tên một doanh nghiệp về lĩnh vực y tế tại Úc. Alison Hardacre, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành HealthKit, khẳng định Apple đã đánh cắp tên công ty của mình. HealthKit thành lập từ năm 2012. Theo tạp chí Wired, Apple vẫn chưa liên hệ với doanh nghiệp này.
2. iPhone
Tên mẫu smartphone nổi tiếng của Apple cũng là… đi mượn. Từ năm 1996, hãng phần cứng Linksys đã bán thiết bị có tên iPhone và được công ty mẹ Cisco sở hữu bản quyền. Khi Apple tiết lộ đang sản xuất điện thoại, nó có tên không chính thức là iPhone (do sự nổi tiếng của iPod và Apple có thói quen dùng tiền tố “i” khi đặt tên sản phẩm), cái tên này đã lan truyền trên báo chí và blog.
Apple được cho là đã liên hệ với Cisco về vấn đề sở hữu tên iPhone song không thành công. Do đó, hãng âm thầm gửi hồ sơ đăng ký bản quyền “iPhone” tại các nước khác. Một công ty có tên Ocean Telecom Services cũng nộp đơn tại Mỹ, sử dụng chính xác những từ ngữ trong hồ sơ quốc tế của Apple. Cisco đâm đơn kiện, cho rằng Apple sở hữu Ocean Telecom.
Dù vậy, sau đó ít lâu, Cisco và Apple đã dàn xếp và không có chi tiết nào về số tiền Apple phải bỏ ra. Từ đó đến nay, Apple bán được hơn nửa tỷ iPhone.
3. iPad
Apple đặt chân vào thị trường máy tính bảng năm 2010 với iPad. Tuy nhiên, cái tên này không phổ biến như iPhone và thậm chí còn khiến nữ giới phải nhăn mặt vì nó liên tưởng đến một thứ quen thuộc với chị em.
Ngoài ra, Apple còn theo đuổi cuộc chiến kiện tụng dài hơi với Proview của châu Á vì tên iPad. Công ty này nộp nhiều đơn kiện khác nhau chống lại Apple dù Apple đã mua bản quyền “iPad” năm 2009. Tuy nhiên, Proview khẳng định Apple không được phép sử dụng tên “iPad” tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của Apple. Vụ kiện tiếp diễn cho đến khi Apple đồng ý trả 60 triệu USD cho Proview, thấp hơn nhiều so với số tiền ít nhất 400 triệu USD mà công ty mong muốn.
4. iCloud
Apple ra mắt dịch vụ lưu trữ đám mây năm 2011 nhưng lại trùng tên với iCloud Communications, dịch vụ điện toán đám mây nền tảng Phoenix từ năm 2005. Công ty nộp đơn kiện vào cuối năm 2011, đòi bồi thường tổn thát cho “tất cả lợi nhuận, doanh thu, lợi thế đã bị Apple thu hoạch phi pháp”. Hãng còn mượn ví dụ của iPhone – Cisco làm tiền lệ.
Tuy nhiên, trận chiến này Apple đã chiến thắng. Vài tháng sau, iCloud Communications đổi tên thành Clear Digital Communications và từ bỏ vụ kiện. Té ra, công ty chưa hề đăng ký bản quyền cho tên “iCloud”.
5. Snow Leopard
Snow Leopard ra đời năm 2009, tiếp nối truyền thống đặt tên hệ điều hành theo các loài hổ của Apple. Tuy nhiên, đến năm 2012, công ty Trung Quốc có tên Snow Leopard Household Chemical Co. mới đâm đơn kiện Apple. Doanh nghiệp này tố cáo Apple vi phạm bản quyền tên “Snow Leopard” và còn sở hữu tên tiếng Trung “Xuebao” với nghĩa tương đương vào năm 2000. Dù vậy, hãng chỉ đòi 80.000 USD bồi thường và lời xin lỗi chính thức từ Apple.
Một chuyên gia pháp lý Trung Quốc nhận định vụ kiện có thể thất bại vì Apple không dùng “Xuebao” khi bán sản phẩm tại đây.
>> Sau Google, Apple sẽ ký thỏa thuận “ngừng bắn” với Samsung?
Dưới đây là 5 trường hợp “đau đầu” khác với Apple chỉ vì tên của các sản phẩm:
1. HealthKit
Apple vừa giới thiệu HealthKit, ứng dụng giúp người dùng quản lý dữ liệu liên quan đến sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nó lại trùng tên một doanh nghiệp về lĩnh vực y tế tại Úc. Alison Hardacre, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành HealthKit, khẳng định Apple đã đánh cắp tên công ty của mình. HealthKit thành lập từ năm 2012. Theo tạp chí Wired, Apple vẫn chưa liên hệ với doanh nghiệp này.
2. iPhone
Tên mẫu smartphone nổi tiếng của Apple cũng là… đi mượn. Từ năm 1996, hãng phần cứng Linksys đã bán thiết bị có tên iPhone và được công ty mẹ Cisco sở hữu bản quyền. Khi Apple tiết lộ đang sản xuất điện thoại, nó có tên không chính thức là iPhone (do sự nổi tiếng của iPod và Apple có thói quen dùng tiền tố “i” khi đặt tên sản phẩm), cái tên này đã lan truyền trên báo chí và blog.
Apple được cho là đã liên hệ với Cisco về vấn đề sở hữu tên iPhone song không thành công. Do đó, hãng âm thầm gửi hồ sơ đăng ký bản quyền “iPhone” tại các nước khác. Một công ty có tên Ocean Telecom Services cũng nộp đơn tại Mỹ, sử dụng chính xác những từ ngữ trong hồ sơ quốc tế của Apple. Cisco đâm đơn kiện, cho rằng Apple sở hữu Ocean Telecom.
Dù vậy, sau đó ít lâu, Cisco và Apple đã dàn xếp và không có chi tiết nào về số tiền Apple phải bỏ ra. Từ đó đến nay, Apple bán được hơn nửa tỷ iPhone.
3. iPad
Apple đặt chân vào thị trường máy tính bảng năm 2010 với iPad. Tuy nhiên, cái tên này không phổ biến như iPhone và thậm chí còn khiến nữ giới phải nhăn mặt vì nó liên tưởng đến một thứ quen thuộc với chị em.
Ngoài ra, Apple còn theo đuổi cuộc chiến kiện tụng dài hơi với Proview của châu Á vì tên iPad. Công ty này nộp nhiều đơn kiện khác nhau chống lại Apple dù Apple đã mua bản quyền “iPad” năm 2009. Tuy nhiên, Proview khẳng định Apple không được phép sử dụng tên “iPad” tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của Apple. Vụ kiện tiếp diễn cho đến khi Apple đồng ý trả 60 triệu USD cho Proview, thấp hơn nhiều so với số tiền ít nhất 400 triệu USD mà công ty mong muốn.
4. iCloud
Apple ra mắt dịch vụ lưu trữ đám mây năm 2011 nhưng lại trùng tên với iCloud Communications, dịch vụ điện toán đám mây nền tảng Phoenix từ năm 2005. Công ty nộp đơn kiện vào cuối năm 2011, đòi bồi thường tổn thát cho “tất cả lợi nhuận, doanh thu, lợi thế đã bị Apple thu hoạch phi pháp”. Hãng còn mượn ví dụ của iPhone – Cisco làm tiền lệ.
Tuy nhiên, trận chiến này Apple đã chiến thắng. Vài tháng sau, iCloud Communications đổi tên thành Clear Digital Communications và từ bỏ vụ kiện. Té ra, công ty chưa hề đăng ký bản quyền cho tên “iCloud”.
5. Snow Leopard
Snow Leopard ra đời năm 2009, tiếp nối truyền thống đặt tên hệ điều hành theo các loài hổ của Apple. Tuy nhiên, đến năm 2012, công ty Trung Quốc có tên Snow Leopard Household Chemical Co. mới đâm đơn kiện Apple. Doanh nghiệp này tố cáo Apple vi phạm bản quyền tên “Snow Leopard” và còn sở hữu tên tiếng Trung “Xuebao” với nghĩa tương đương vào năm 2000. Dù vậy, hãng chỉ đòi 80.000 USD bồi thường và lời xin lỗi chính thức từ Apple.
Một chuyên gia pháp lý Trung Quốc nhận định vụ kiện có thể thất bại vì Apple không dùng “Xuebao” khi bán sản phẩm tại đây.
>> Sau Google, Apple sẽ ký thỏa thuận “ngừng bắn” với Samsung?
Theo Du Lam