8 hiểu nhầm cơ bản về công nghệ
Bất chấp việc thường xuyên sử dụng những thiết bị hiện đại như smartphone hay laptop, chúng ta vẫn thường xuyên có những hiểu nhầm như vậy về công nghệ.
- 07-08-2014Tay review công nghệ thành công nhất YouTube là ai?
- 17-07-2014Những dấu ấn khiến Apple trở thành hãng công nghệ độc nhất
- 14-07-2014“Thung lũng tình dục” trong giới công nghệ Mỹ
Dưới đây là danh sách 8 quan niệm sai lầm mà nhiều người dùng hiện nay vẫn ít khi nhận ra:
1. Máy tính cá nhân Mac không thể nhiễm virus
Tất nhiên điều này là không đúng. Kể cả máy tính của Apple cũng dễ bị nhiễm các phần mềm độc hại như các máy tính khác. Hãng công nghệ này từng quảng cáo rằng máy tính của họ hoàn toàn miễn nhiễm với virus, nhưng họ nhanh chóng thay đổi quan điểm đó sau khi một virus Trojan đã tấn công hàng nghìn máy tính Mac vào năm 2012.
2. Chế độ "Ẩn danh" sẽ giúp bạn ẩn mình hoàn toàn
Nhiều người thường hiểu nhầm rằng chế độ "Ẩn danh" trên các trình duyệt web đồng nghĩa với "Nặc danh". Khi bạn sử dụng chế độ này ở Google Chrome hay Safari, thì chỉ đơn giản là trình duyệt sẽ không theo dõi lược sử, nhận dấu trang hay tự động đăng nhập vào bất kỳ tài khoản nào của bạn. Nhưng nó không thể che dấu các thông tin cá nhân – vì vậy hãy nhớ lấy điều đó trước khi ghé thăm bất kỳ trang web nào mà bạn "không nên đụng tới".
3. Cắm sạc qua đêm sẽ gây hại cho pin
Hầu hết mọi người đều có thói quen cắm sạc điện thoại qua đêm để có thể thoải mái sử dụng vào ngày hôm sau. Nhiều người cho rằng điều đó sẽ gây hại cho tuổi thọ pin, nhưng thực tế, không hề có bằng chứng rằng việc này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến pin của thiết bị. Các loại smartphone đời mới đều chạy bằng pin lithium-ion, một loại pin có khả năng ngừng sạc khi nó đã đầy, trừ một số dòng smartphone như BlackBerry Bold 9000 ngày xưa hay bị lỗi "chết nguồn đột xuất" khi sạc qua đêm, nhưng đó là lỗi của thiết bị chứ không nằm ở viên pin kèm theo máy.
4. Camera có nhiều megapixel (MP) luôn luôn là camera tốt
Điều gì là sự khác biệt đáng kể giữa một camera 12MP và một camera 8MP? Hóa ra là không có gì cả. Chất lượng của một bức ảnh thực tế phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mà cảm biến có thể thu nhận được. Về cơ bản, cảm biến tốt đồng nghĩa với điểm ảnh lớn, và điểm ảnh càng lớn thì nó càng có khả năng nhận nhiều ánh sáng. Vậy thì điều quan trọng ở đây là kích cỡ của điểm ảnh chứ không phải là số lượng của chúng.
5. Đừng sạc điện thoại nếu như pin còn nhiều
Đây cũng là một hiểu nhầm thường thấy về pin lithium-ion. Việc cắm sạc khi mà pin điện thoại vẫn còn đầy không hề gây hại. Thực tế, nó thậm chí còn có lợi cho pin của thiết bị. Các loại pin thường có một số giới hạn các chu kỳ sạc trước khi chúng mất khả năng lưu trữ năng lượng. Một chu kỳ sạc là quá trình lấp đầy hoàn toàn dung lượng pin khi nó gần hết năng lượng. Lý do khiến cho thời lượng pin của điện thoại giảm dần theo thời gian là bởi nó đã trải qua nhiều chu kỳ, chứ không phải bởi vì bạn cắm sạc khi mà pin vẫn còn đầy một nửa.
6. Smartphone có độ phân giải màn hình càng cao càng tốt
Một vài người cho rằng về một khía cạnh nào đó, độ phân giải màn hình không ảnh hưởng nhiều đến smartphone. Các chuyên gia đã nhận định, mắt người không thể nhận thấy sự khác biệt giữa các màn hình có mật độ trên 300ppi (300 điểm ảnh/inch). Đầu năm nay, LG đã cho ra mắt chiếc điện thoại quad-HD đầu tiên của mình – LG G3 – với độ phân giải màn hình lên tới 2560x1440 pixel. Đây là một con số vượt trội so với các smartphone cao cấp khác, thường chỉ có độ phân giải màn hình là 1920x1080 pixel. Nhưng hiện vẫn chưa rõ rằng những con số này có quan trọng hay không, khi mà mắt người không thể cảm nhận thấy rõ sự khác biệt.
7. Không nên dùng sạc iPad cho iPhone
Thực ra đây là một quan niệm khó có thể nói là đúng hay sai. Trang web chính thức của Apple cho biết sạc iPad 12-watt của họ có thể dùng cho cả iPhone và iPad. Tuy nhiên, một vài chuyên gia lại cho rằng việc sử dụng chung một loại sạc có thể gây hại cho pin của iPhone nếu việc này diễn ra thường xuyên. Mặc dù vậy cũng phải trải qua một khoảng thời gian để ta có thể nhận thấy sự thay đổi của thời lượng pin.
8. Không nên tắt máy tính liên tục
Hiện giờ vẫn có nhiều người nghĩ rằng việc tắt máy tính hằng đêm sẽ gây hại cho thiết bị, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Có lẽ hầu hết trong chúng ta ai cũng có thói quen gập nắp laptop sau khi sử dụng để máy tự chuyển sang chế độ chờ cho tiện. Nhưng các chuyên gia nhận định việc tắt máy tính thường xuyên sau khi sử dụng sẽ tiết kiệm năng lượng và đỡ tạo áp lực lên các linh kiện của máy, tạo điều kiện cho máy tăng tuổi thọ.