Năm 2012, doanh thu Internet Việt Nam chỉ đạt dưới 15.000 tỷ đồng
Tổng doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) Việt Nam chỉ đạt dưới 15.000 tỷ đồng. Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Đây là con số đáng suy nghĩ, nhận định.
- 02-12-2013Doanh nghiệp Việt “bắt tay” Facebook trong chiến dịch Free Internet cho người dùng
- 22-11-2013[Nổi bật] Internet Việt Nam đi lùi, 'đàn con' Nguyễn Kim tăng giá phi mã
- 22-11-2013Tốc độ Internet Việt Nam kém Campuchia, nhanh hơn Lào
- 16-11-2013Tại sao các công ty internet Việt đổ xô đi làm game?
- 18-08-2013Google 'mệt' 5 phút, Internet toàn cầu tụt 40% lưu lượng
Nội dung nổi bật:
- Hiện cả nước có 55 giấy phép cung cấp dịch vụ Internet cố định có hiệu lực trong đó 47 DN đã thông báo chính thức triển khai cung cấp dịch vụ, nhưng chỉ 16 doanh nghiệp có báo cáo thường xuyên với Cục Viễn thông về hoạt động cung cấp dịch vụ.
- Thị phần truy nhập Internet cố định tập trung vào 5 doanh nghiệp lớn gồm VNPT, FPT, Viettel, CMC, SCTV.
- Thị trường doanh nghiệp di động, 3 doanh nghiệp lớn gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đang chiếm 98% thị phần.
- Tổng doanh thu của các ISP Việt Nam đạt khoảng 10.000 tỷ đồng (không tách được phần truy nhập Internet, nhưng phần doanh thu từ truy nhập Internet sẽ ít hơn) và doanh thu từ dịch vụ 3G khoảng 5.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp năm 2012, tổng doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) Việt Nam chỉ đạt dưới 15.000 tỷ đồng. Đây là con số đáng suy nghĩ, bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT nhận định.
Tại Ngày Internet Việt Nam 2013 do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức sáng nay, 4/12/2013 ở Hà Nội, bà Lê Thị Ngọc Mơ đã chia sẻ “bức tranh” Internet Viêt Nam dưới góc độ kinh tế.
Bà Lê Thị Ngọc Mơ cho biết, cả nước hiện có 55 giấy phép cung cấp dịch vụ Internet cố định có hiệu lực (chỉ dành cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập và kết nối Internet chứ không tính cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông trên Internet). Đến nay, 47 doanh nghiệp đã thông báo chính thức triển khai cung cấp dịch vụ, nhưng chỉ 16 doanh nghiệp có báo cáo thường xuyên với Cục Viễn thông về hoạt động cung cấp dịch vụ. Với 30 doanh nghiệp còn lại dù đã thông báo chính thức cung cấp dịch vụ, có thể do thị trường, doanh thu, số thuê bao quá nhỏ nên không báo cáo hoặc đã tạm dừng hoạt động.
Về truy nhập Internet di động, Bộ TT&TT đã cấp 4 giấy phép cho 4 doanh nghiệp gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnam Mobile.
Về sơ đồ tổng thể kết nối Internet Việt Nam ở thời điểm này, dung lượng kết nối giữa các doanh nghiệp vào viễn thông quốc tế đã tăng gấp 2 lần so với 2 năm trước, hiện có 486 Gbps kết nối đi quốc tế. Tại Việt Nam đã hình thành 1 mạng Internet phát triển theo mô hình kết nối đa điểm khá đẹp, các doanh nghiệp lớn đều có kết nối với nhau, hình thành một số điểm kết nối lớn tại VNIX, VNPT, VNG, FPT, Viettel, dung lượng kết nối trực tiếp tại các điểm này tương đối đồng đều nhau, đạt khoảng 100 - 150 Gbps.
Phân chia thị phần băng rộng cố định hiện nay tương ứng 4 loại hình công nghệ truy nhập phổ biến gồm xDHL, FTTH, leased line, cable TV. Thị phần truy nhập Internet cố định hiện nay chủ yếu tập trung vào 5 doanh nghiệp lớn gồm VNPT, FPT, Viettel, CMC, SCTV. Những doanh nghiệp mới tham gia thị trường như CMC, SCTV đã nỗ lực đáng kể khai thác thị trường mới đòi hỏi chất lượng kỹ thuật cao như cable TV, leased line.
Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông chia sẻ “bức tranh” Internet Việt Nam dưới góc nhìn kinh tế tại Ngày Internet Việt Nam 2013.
Với thị trường doanh nghiệp di động, 3 doanh nghiệp lớn gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đang chiếm 98% thị phần. Đến tháng 10/2013, với thị trường băng rộng cố định thì có khoảng hơn 5 triệu thuê bao, trong đó 87,5% sử dụng ADSL (dịch vụ chất lượng thấp, giá rẻ). Còn ở lĩnh vực di động hiện có khoảng 19 triệu thuê bao.
Theo số liệu thống kê cuối 2012 của ITU, về truy nhập băng rộng di động, Việt Nam kém xa Hàn Quốc và Singapore dù có khá hơn so với Malaysia và Trung Quốc.
Với số lượng khách hàng nêu trên, theo báo cáo của các doanh nghiệp năm 2012, tổng doanh thu của các ISP Việt Nam đạt khoảng 10.000 tỷ đồng (không tách được phần truy nhập Internet, nhưng phần doanh thu từ truy nhập Internet sẽ ít hơn) và doanh thu từ dịch vụ 3G khoảng 5.000 tỷ đồng.
“Nếu coi dịch vụ truy nhập Internet là 1 thị trường mà tổng doanh thu chỉ dưới 15.000 tỷ đồng là con số đáng suy nghĩ. Cần nghiêm túc nhìn nhận lại việc chúng ta có thực sự coi Internet là thị trường để tập trung phát triển và thu lợi nhuận từ đầu tư hạ tầng, tổ chức kinh doanh hay không, có cần thúc đẩy phát triển không? Đây là câu hỏi cần sự trả lời từ Bộ TT&TT cùng tất cả các doanh nghiệp”, bà Lê Thị Ngọc Mơ nhấn mạnh.
Theo Xuân Bách