Những mẫu xe nhanh nhất thế giới
Vào những năm 1990, McLaren là hãng dẫn đầu về sản xuất các mẫu ô tô tốc độ cao nhất cho đến khi Bugatti Veyron Super Sport xuất hiện.
- 14-08-2014Việt Nam tiêu thụ hơn 12.600 chiếc ô tô tháng 7, tăng 35% so với cùng kỳ
- 14-08-2014Xe ô tô rẻ nhất thế giới sắp được lắp ráp tại Việt Nam?
- 08-08-2014Nỗi sợ hãi mới của thị trường ô tô mang tên Google
- 07-08-2014Khi nào giá ô tô ở Việt Nam mới “hạ nhiệt”?
McLaren F1
McLaren F1, một trong những mẫu xe có tốc độ nhanh nhất của McLaren |
Nội thất xe McLaren F1 |
Năm 1998, McLaren F1 được công nhận là mẫu xe nhanh nhất thế giới với tốc độ 391,07km/g, có thể tăng tốc từ 0 lên 100km/g trong 3,2 giây. Kỷ lục này chỉ bị phá vỡ khi chiếc Bugatti Veyron xuất hiện.
Bugatti Veyron Super Sport
Bugatti Veyron Super Sport: chiếc xe giữ kỷ lục có tốc độ nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này |
Điều thú vị là cách đây không lâu, hãng Bugatti đã từng bị tước danh hiệu "Xe nhanh nhất thế giới" đối với mẫu xe Veyron Super Sport. Nguyên nhân được Guinness thế giới cho biết vì các kỹ sư của Bugatti đã ngắt hệ thống giới hạn tốc độ dùng để giới hạn tốc độ của xe bán ra thị trường ở mức 415km/g. Hành động này trái với quy định của đơn vị xác nhận kỷ lục thế giới.
Song, qua tham khảo, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất xe hơi cho biết hệ thống giới hạn tốc độ không làm thay đổi thiết kế cơ bản của xe cũng như động cơ. Nhờ giải thích này mà danh hiệu "Mẫu xe nhanh nhất thế giới" đã được khôi phục cho Bugatti Veyron Super Sport.
Xe Veyron Super Sport sở hữu động cơ W16 dung tích 8 lít được hỗ trợ bởi 4 bộ tăng áp, cho công suất cực đại lên tới 1.200 mã lực và mô-men xoắn 1.499Nm.
Hennessey Venom GT
Hennessey Venom GT trên đường chạy thử nghiệm tốc độ |
Với tốc độ này, Hennessey Venom GT đã vượt qua tốc độ được công nhận là cao nhất của Bugatti Veyron. Tuy nhiên, Guinness thế giới đã không ghi nhận thành tựu này của Hennessey Venom GT do đây chỉ là phiên bản nâng cấp từ một dòng xe khác của Hennessey.
Thay vì nỗ lực để được ghi nhận danh hiệu thì Hennessey lại lên kế hoạch sản xuất 3 chiếc Hennessey Venom GT phiên bản "nhanh nhất thế giới". Ba chiếc xe đặc biệt này sẽ được sơn ba màu đặc trưng của lá cờ Mỹ là trắng, xanh và đỏ. Hai đường xanh đỏ song song chạy dọc chính giữa thân từ đầu nắp ca-pô tới cánh gió phía đuôi xe.
Sức mạnh của chiếc Hennessey Venom GT đến từ động cơ dung tích 7 lít tăng áp kép V8, công suất 1.244 mã lực, mô-men xoắn cực đại 1.565Nm. Xe sử dụng khung bằng nhôm, thân xe bằng sợi carbon và phanh gốm carbon cho tổng khối lượng chỉ 1.244kg và đó là một trong những yếu tố giúp Venom GT đạt được tốc độ cao trong thời gian ngắn hơn Bugatti Veyron Super Sport.
Koenigsegg One:1
Hình ảnh xe Koenigsegg One:1 trong lần xuất hiện đầu tiên tại Geneva Motor Show 2014 |
Siêu xe Koenigsegg One:1 được trang bị động cơ V8 5 lít tăng áp kép, sản sinh công suất 1.341 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.370Nm, đi kèm hộp số ly hợp kép 7 cấp. Xe nặng 1.360kg, trong đó 50% là nhiên liệu, các dung dịch cần thiết khác và một người lái xe.
Hãng sản xuất siêu xe của Thụy Điển cho biết, theo tính toán, Koenigsegg One:1 có khả năng tăng tốc từ 0 lên 400km/g chỉ trong 20 giây và có tốc độ tối đa 440km/g. Những thông số này nếu được kiểm chứng, sẽ đưa Koenigsegg One:1 vượt qua chiếc Hennessey Venom GT lẫn quán quân hiện thời là Bugatti Veyron Super Sport để trở thành mẫu xe chạy nhanh nhất thế giới.
Một phần quan trọng để giúp Koenigsegg One:1 tăng tốc chính là thiết kế sử dụng vật liệu làm từ sợi carbon cho nhiều bộ phận của xe như hệ thống thải khí, các đầu xy lanh và một số chi tiết của khối động cơ tăng áp.
Bên cạnh đó, bộ khuếch tán gió, hốc hút gió và lỗ thông hơi được thiết kế khoa học giúp tối ưu hóa tốc độ. Cánh gió sau giúp tạo ra áp lực xuống mặt đường tương đương 610kg khi chạy ở tốc độ 260km/g và 830kg ở tốc độ 440km/g.
Hãng Koenigsegg cho biết chỉ có đúng 6 chiếc Koenigsegg One:1 được sản xuất và tất cả đã có chủ.
>> 20 mẫu ô tô dễ bị hack nhất hiện nay
Theo Mẫn Nhi