Xây Trung tâm KH&CN hạt nhân: Nên hay không?
Việc triển khai dự án xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân (TTKH&CNHN) với lò phản ứng công suất 15-20 MW cho đến nay vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi của dự án.
- 28-02-2014Điện hạt nhân Việt Nam: Công nghệ chờ vốn đầu tư!
- 06-02-2014Hoãn khởi công điện hạt nhân: Nên mừng hay nên lo?
- 20-01-2014Ninh Thuận 'rắn' với điện gió, sốt sắng điện hạt nhân
- 17-01-2014Điện hạt nhân còn ngổn ngang
Tuy vậy phần đông các nhà khoa học cho rằng Việt Nam cũng như bất kỳ một nước nào đã lên đường hạt nhân (go nuclear) đều rất cần thiết có một TTKH&CNHN tầm cỡ quốc gia, với nhiệm vụ là nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học và công nghệ hạt nhân nhằm tiến đến nắm được những điều cơ bản trong lĩnh vực hạt nhân (năng lượng và phi năng lượng) và đào tạo nhân lực có trình độ cao đủ khả năng giải quyết những vấn đề do ngành hạt nhân Việt Nam đặt ra, góp phần xây dựng ngành hạt nhân hoàn chỉnh và vững mạnh. Do vậy các nước đã có điện hạt nhân hoạt động lâu rồi họ vẫn phải xây dựng những trung tâm như thế.
Vấn đề đặt ra là lấy đâu nhân lực để vận hành TTKH&CNHN và trung tâm đó cần được xây dựng ở đâu?
Với Việt Nam, đây phải là kế hoạch lâu dài nhưng rất cấp thiết và là nhiệm vụ của cả hệ thống (theo khuyến cáo của IAEA) và chính TTKH&CNHN sẽ là một phương thức trước mắt cần thiết hơn bao giờ hết để đào tạo nhân lực.
Vấn đề đặt ra là lấy đâu nhân lực để vận hành TTKH&CNHN và trung tâm đó cần được xây dựng ở đâu?
Với Việt Nam, đây phải là kế hoạch lâu dài nhưng rất cấp thiết và là nhiệm vụ của cả hệ thống (theo khuyến cáo của IAEA) và chính TTKH&CNHN sẽ là một phương thức trước mắt cần thiết hơn bao giờ hết để đào tạo nhân lực.
Nhân lực hạt nhân không thể từ trên trời rơi xuống! Nếu quá trình xây dựng TTKH&CNHN đòi hỏi 5 đến 7 năm thì trong thời gian đó ta phải dần dần, liên tục và khẩn trương đào tạo nhân lực từng người một. Mỗi người là một viên đá quý cho TTKH&CNHN.
Trước mắt, cần ưu tiên gấp rút đào tạo người và xây dựng một số bộ phận cơ bản của TTKH&CNHN, như các bộ phận chuyên môn về vật lý hạt nhân, vật lý lò, sinh y hóa, môi trường và sự cố, và các bộ phận phụ trách đào tạo, hành chính, nhân sự, v.v. Trong đó, cần đầu tư cho trung tâm đào tạo những trang thiết bị làm mô phỏng, cho phép tiến hành đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành.
Trước mắt, cần ưu tiên gấp rút đào tạo người và xây dựng một số bộ phận cơ bản của TTKH&CNHN, như các bộ phận chuyên môn về vật lý hạt nhân, vật lý lò, sinh y hóa, môi trường và sự cố, và các bộ phận phụ trách đào tạo, hành chính, nhân sự, v.v. Trong đó, cần đầu tư cho trung tâm đào tạo những trang thiết bị làm mô phỏng, cho phép tiến hành đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành.
Kế hoạch đào tạo phải được xây dựng một cách bài bản, khoa học, có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan sử dụng nhân lực hạt nhân. Đồng thời, cũng phải có sự liên kết, hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo quốc tế uy tín để có thể gửi người đi đào tạo ở nước ngoài.
TTKH&CNHN sẽ phải là nơi giao lưu thường xuyên của các nhà khoa học lý thuyết và thực nghiệm trong nước và nước ngoài, đến và đi liên tục, giảng dạy và nghiên cứu thường xuyên.
TTKH&CNHN sẽ phải là nơi giao lưu thường xuyên của các nhà khoa học lý thuyết và thực nghiệm trong nước và nước ngoài, đến và đi liên tục, giảng dạy và nghiên cứu thường xuyên.
TTKH&CNHN sẽ phải là một địa điểm thuận tiện, có đủ điều kiện sinh hoạt,nghiên cứu, thông tin, một môi trường, một không khí khoa học, hợp tác và khẩn trương. Cần đặt TTKH&CNHN ở một địa điểm thỏa mãn các điều kiện đó. Nếu đặt ở một địa điểm xa xôi, heo hút thì e rằng ta đã vô tình hạn chế khả năng của TTKH&CNHN, và biến một TTKH&CNHN năng động có ý nghĩa chiến lược quốc gia thành một TTKH&CNHN chỉ thuận tiện cho một cuộc sống dưỡng sinh.
>> Điện hạt nhân Việt Nam: Công nghệ chờ vốn đầu tư!
>> Điện hạt nhân Việt Nam: Công nghệ chờ vốn đầu tư!