Xu hướng tăng giá của hàng hóa nông nghiệp có thể tạo cơ hội cho nhiều cổ phiếu
6 tháng trở lại đây, giá cả các hàng hóa nhóm thực phẩm và nông nghiệp đã thoát đáy và tạo thành xu hướng hồi phục vững chắc.
- 17-01-2017Giá cao su thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017
- 03-01-2017Giá cà phê tăng gần 12.000 đồng/kg trong năm qua
- 29-12-2016Ngành mía đường “đau đầu” với đường nhập lậu
Chỉ số CRB Index - chỉ số đo lường 19 nguyên liệu thông dụng nhất trong nền kinh tế thuộc 3 nhóm hàng: năng lượng, lương thực, thực phẩm đã có bước tăng giá nhảy vọt, tăng 22.5% kể từ tháng 2/2016. Đây là một chỉ số rất nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế, đặc biệt khi có sự lo ngại về lạm phát và các biến động kinh tế vĩ mô.
Hàng hóa nông nghiệp đã thoát đáy và đang tạo chu kỳ đi lên mới
Theo dữ liệu từ Bloomberg, giá cả của nhiều hàng hóa cơ bản, đặc biệt là các hàng hóa nông nghiệp đã xác lập đáy dài hạn và đang bước vào quá trình hồi phục. Trong đó, giá cà phê thế giới hầu hết tăng trong bối cảnh giao dịch thưa thớt sau 2 phiên giảm mạnh trước đó. Tại sở giao dịch kỳ hạn New York, giá cà phê arabica đạt 2.245 USD/ tấn, giảm nhẹ so với mức cao nhất trong tháng là 2.287 USD/ tấn và tăng 28,47% so với cùng thời điểm năm 2016
Giá cao su tự nhiên tại ngày 16/1 tại Tocom đạt mức 149,3 USD/ tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ 2016.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, xu hướng tăng giá của các loại hàng hóa nông sản có thể sẽ tiếp diễn vì nhiều lý do.
Thứ nhất, nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế Thế giới sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng và ổn định trở lại sau một năm 2016 đầy biến động sau khi Brexit và bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra.
Thứ hai, hiện tượng La Nina năm 2016 và các diễn biến thời tiết bất lợi trong năm 2016 đã ảnh hưởng tiêu cực lên sản lượng và quy mô canh tác của nhiều loại hàng hóa như café, gạo, cao su tự nhiên, bông, mía đường….
Thứ ba, yếu tố tăng chi phí đầu vào vào tăng ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản xuất hàng hóa. Dẫn tới giá của nhiều loại hàng hóa biến động cùng chiều.
Thứ tư, các chính phủ liên tục sử dụng các biện pháp bảo hộ và hỗ trợ giá nguyên vật liệu đầu vào để ổn định thị trường hàng hóa khiến mặt bằng giá của các loại hàng hóa khó giảm tiếp.
Trong nhóm các hàng hóa nông nghiệp, cà phê được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng mạnh so với các mặt hàng khác với những yếu tố hỗ trợ về giá như: Điều kiện thời tiết không thuận lợi ở Brazil và Việt Nam sẽ làm sản lượng cà phê giảm sút; Nguồn cung bị thu hẹp cùng với tiêu thụ cà phê toàn cầu gia tăng, nhất là ở Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ, sẽ đẩy giá cà phê tiếp tục đi lên.
Ngoài yếu tố nguồn cung, một lý do nữa đẩy giá cà phê tăng mạnh chính là sự thay đổi về nhu cầu, trong đó thế hệ trung niên uống nhiều càphê hơn và đa dạng về chủng loại hơn. Tồn kho café của Việt Nam đang thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây. Một lý do khác, nước xuất khẩu café số 1 thế giới là Brazil sẽ nhập khẩu café từ Việt Nam để bù đắp thiếu hụt nguồn cung trong nước.
Tính chung cả năm 2016, giá càphê arabica tăng 8,2%, trong khi càphê robusta tăng tới 45%. Trong năm 2016, giá cà phê arabica tiếp đà đi lên từ đầu năm và đã phá vỡ mức trần 160 xu/pound (1 pound = 0,454 kg). Dự kiến năm 2017, giá cà phê robusta sẽ đạt khoảng 200 xu/ pound tương đương mức tăng 25% so với thời điểm cuối năm 2016.
Cơ hội cho nhiều mã cổ phiếu trong năm 2017
Việc thị trường thế giới đang chứng kiến sự phục hồi về giá ở một số loại hàng hóa cơ bản đã tạo cơ hội tuyệt vời cho một số cổ phiếu ngành vật liệu cơ bản như: thép, cao su, nhựa, vật liệu xây dựng… trong năm 2016 có thể kể tới như HPG, HSG, PHR, BMP, BCC…
Theo nhiều chuyên gia, cổ phiếu thuộc nhóm hàng hóa cơ bản hiện nay vẫn đang ở mức hợp lý khi so sánh với tương quan thị trường chung, ngoài ra yếu tố giá hàng hóa tiếp tục tăng giá trong năm 2017 có thể đem lại yếu tố đột biến về doanh thu, lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa cơ bản và điều này sẽ tác động tích cực tới xu hướng dịch chuyển dòng tiền trên thị trường chứng khoán vào các mã cổ phiếu thuộc nhóm này.