MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xử lí 12 dự án: Chấn chỉnh quản lí, xử lí nghiêm sai phạm

Dư luận đang rất quan tâm đến việc xử lí 12 dự án kém hiệu quả, chậm tiến độ thuộc ngành Công Thương, bởi những dự án này đã “ngốn” không ít ngân sách nhà nước. Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về phương án xử lí “số phận” 12 dự án mà Bộ Công Thương đưa ra mới đây.

Thưa ông, sau khi Ban Chỉ đạo của Chính phủ và Thường trực Chính phủ nghe, cho ý kiến, Bộ Công Thương đã tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo tổng hợp rà soát đánh giá tình hình và phương án đề xuất xử lí cụ thể đối với từng dự án/DN hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công Thương để gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị. Xin ông cho biết ý kiến của ông về vấn đề này?

Bộ Công Thương đã thực hiện theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ, rà soát đánh giá 12 dự án, phân loại và đưa ra giải pháp xử lí đối với từng dự án. Đây là một việc làm nghiêm túc, có cân nhắc tính toán nhiều mặt. Các bộ, ngành liên quan và các tập đoàn, tổng công ty trực tiếp quản lí dự án cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong khi thực hiện nhiệm vụ này. Tôi cho rằng đây là một kết quả tốt, cần thiết.

Có thể nói, 12 dự án này đều nhằm đáp ứng những nhu cầu quan trọng của nền kinh tế, sản xuất những sản phẩm công nghiệp thiết yếu hoặc cần thiết . Các DN nhà nước đã bỏ ra một số vốn khá lớn hơn 14.000 tỷ đồng, đã vay trên 47.000 tỷ đồng, trong đó vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ trên 6.600 tỷ đồng. Một khối lượng vốn và tài sản lớn như vậy đã được sử dụng không có hiệu quả và đưa đến tình trạng như hiện nay, tiến thoái đều khó, đó là điều thật đáng tiếc.

Tôi đồng tình về cơ bản với quan điểm và hướng giải quyết đã được Bộ Công Thương đề ra trong các phương án giải quyết đối với từng dự án. Tinh thần là dự án nào còn có thể làm tiếp sau khi chấn chỉnh quản lí, có thể có hiệu quả nhất định như 4 nhà máy sản xuất phân bón, sẽ cố làm rồi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn… Đối với những dự án không có triển vọng phát triển nữa như 3 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học cần thực hiện chuyển nhượng vốn/thoái vốn ngay hoặc từng bước cả với Nhà máy sản xuất sơ xợi Đình Vũ. Đối với các dự án không thể cứu vãn được như Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất thì cho phá sản hoặc chuyển đổi sở hữu nếu có thể, hoặc bán đấu giá công khai như dự án sản xuất bột giấy Phương Nam. Đối với 2 nhà máy thép ở Thái Nguyên và Lào Cai cũng đã có phương án giải quyết thỏa đáng để tiếp tục như ở Lào Cai, hoặc thoái vốn và tái cơ cấu như với Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO). ­­­­­­­­

Một trong những yêu cầu của Chính phủ là làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan với các dự án mà trong quá trình đầu tư có sự thay đổi so với phê duyệt ban đầu và không đúng pháp lí. Ông nghĩ sao về ý kiến cần xử lí hình sự cá nhân, tổ chức sai phạm về 12 dự án nghìn tỷ đồng thua lỗ nếu sai phạm nghiêm trọng?

Với khối lượng vốn và tài sản lớn như vậy, dù là của ai, xét cho cùng cũng là của nhân dân, dù đi vay rồi sẽ trả, không thể xử lí đơn giản để đã tổn hao nay lại tổn hao hơn nữa, thậm chí mất trắng. Trong khi ngân sách đang khó khăn, phải cân đối từng đồng, từng việc thì để xảy ra thua lỗ là không thể chấp nhận được.

Những gì là tiêu cực, tham nhũng, thiếu trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm cần phải chấm dứt và làm rõ rồi xử lí thích đáng. Đó là tinh thần và thái độ kiên quyết, hành động quyết liệt của Chính phủ.

Để xử lý nghiêm, đạt hiệu quả, tránh lãnh đạo DN bỏ lại thua lỗ rồi chuyển đi chỗ khác hoặc còn lên vị trí cao hơn, chúng ta cần thực hiện nghiêm từ trên xuống, tuân thủ luật pháp, phải quyết tâm chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, phải làm mạnh, xử nghiêm sai phạm.

12 dự án “đắp chiếu” này đều là do DN nhà nước rót vốn đầu tư, việc gây thất thoát lớn như vậy cho thấy sự yếu kém của khối DN nhà nước. Phải chăng việc cổ phần hóa DN nhà nước cần được tăng tốc hơn nữa?

Từ việc xử lý các dự án trên đây, càng cho thấy vấn đề quản lí đầu tư bằng nguồn vốn có xuất xứ từ nhà nước và vay nợ cả trong nước và nước ngoài để đầu tư của DN nhà nước cần phải kiên quyết chấn chỉnh để thực hiện theo đúng các luật về đầu tư, về DN, về quản lí nợ công, về xây dựng và đấu thầu… Thực tế này cũng cho thấy việc thực hiện cổ phần hóa và đổi mới quản trị DN nhà nước phải được tăng tốc, hữu hiệu, càng sớm càng tốt để chấm dứt tình trạng bê bối, kém hiệu quả của khu vực DN nhà nước.

Mong rằng việc giải quyết các dự án đáng buồn này sớm đi đến hồi kết và từ nay sẽ không còn nảy sinh và phải xử lý tiếp những dự án, công trình như thế này nữa.

Xin cảm ơn ông!

Song song với quá trình rà soát, đánh giá, xử lí các dự án như nêu trên, theo chỉ đạo chung của Chính phủ và Ban Chỉ đạo, đến nay kết quả bước đầu xử lí ở một số dự án đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:

Với nhóm các dự án nhà máy sản xuất phân bón, hiện nay, Nhà máy Đạm Ninh Bình đã vận hành sản xuất trở lại ở mức công suất 85% vào tháng 1/2017 sau gần 6 tháng dừng sản xuất. Các nhà máy đang vận hành sản xuất ổn định với phương án sản xuất kinh doanh được xây dựng theo hướng tăng cường các biện pháp quản trị doanh nghiệp, tiết giảm các chi phí sản xuất để giảm lỗ. Kết quả hoạt động trong quý I/2017 của các nhà máy, đặc biệt là nhà máy DAP số 1 - Lào Cai, đạm Hà Bắc đã thực hiện tiết giảm chi phí sản xuất, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu đạt và vượt kế hoạch, đồng thời thực tế chi phí biến đổi khi sản xuất các sản phẩm của các nhà máy đã giảm so với trước (DAP 1 - Lào Cai giảm 27%; đạm Hà Bắc giảm 1% và đạm Ninh Bình giảm 6,9%).

Với nhà máy thép Việt - Trung (VTM), kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng 1 và tháng 2/2017 vẫn ghi nhận lỗ. Tuy nhiên, sang tháng 3/2017, tình hình sản xuất kinh doanh của VTM có nhiều tiến bộ rõ rệt, sản lượng sản xuất, tiêu thụ quặng sắt và phôi thép đều tăng cao, chất lượng cải thiện hơn và Công ty đã có lãi 28,4 tỷ đồng, góp phần làm giảm bớt lỗ của quý I/2017 xuống còn -39,9 tỷ đồng trên tổng doanh thu đạt 1.165,5 tỷ đồng (bằng 140% so với cùng kỳ năm 2016). Mức lỗ này so với cùng quý I/2016 (lỗ 272,25 tỷ đồng) đã giảm 85%.

Với Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo, các cơ quan đơn vị đã phối hợp với Tổng công ty cổ phần Thép Việt Nam và Hội đồng quản trị Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO) hoàn tất việc rút 1.000 tỷ đồng vốn góp của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) khỏi Dự án theo đúng quy định của pháp luật để bảo toàn một phần vốn góp nhà nước tại dự án này.

Nguồn: Bộ Công Thương

Theo PhanThu

Báo hải quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên