MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xử lý hàng hóa đội lốt xuất xứ Việt Nam thế nào?

05-05-2019 - 07:31 AM | Thị trường

Thứ trưởng Bộ Công Thương lưu ý việc hàng hóa đội lốt xuất xứ Việt Nam sẽ làm ảnh hưởng đến toàn thể cộng đông doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng.


Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời câu hỏi về việc một số doanh nghiệp sản xuất gỗ và nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, sau đó xuất sang nước khác để trốn thuế.

Thứ trưởng cho biết, thực tế, một số doanh nghiệp Việt Nam phối hợp doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu một số sản phẩm, trong đó có nhôm, gỗ.

Nếu nhập khẩu chính ngạch, đúng quy định pháp luật thì được phép, nhưng nhập lậu bất hợp pháp thì hiện nay, lực lượng chức năng trong đó có Ban chỉ đạo 389 quốc gia, công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường... đã có kế hoạch ráo riết giải quyết tình trạng này.

Theo Thứ trưởng Hải, việc hàng hóa đã vào Việt Nam nhưng đội lốt hoặc giả xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba nhằm lẩn tránh thuế để hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết với các nước khác. 

Trách nhiệm trong việc này, theo ông Hải là trách nhiệm phối hợp của rất nhiều đơn vị. Đặc biệt, khi cấp giấy phép xuất khẩu cần phải hết sức quan tâm và kiểm tra kỹ chứng nhận xuất xứ.

Thứ trưởng lưu ý đây là việc phải kiểm soát chặt chẽ vì có thể một số doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc này nhưng nếu bị phát hiện sẽ làm ảnh hưởng đến toàn thể cộng đông doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng. 

"Chúng tôi đang phối hợp với các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để giảm thiểu tình trạng này", ông Hải nhấn mạnh.

Quỳnh Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên