MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á

20-09-2023 - 14:33 PM | Tài chính quốc tế

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á

Qua lăng kính của nhà tự nhiên học quá cố Ivan Polunin, hình ảnh non trẻ của một quốc gia phát triển nhất nhì Đông Nam Á như được tái hiện lại.

Tiến sĩ Ivan Polunin đến Singapore vào năm 1948 và làm việc tại các bệnh viện. Khi ấy, ông là một bác sĩ y khoa 28 tuổi muốn dành sự nghiệp của mình để giảng dạy cho sinh viên và nghiên cứu các bệnh nhiệt đới.

Polunin sử dụng máy ảnh để lưu lại hình của những người dân bản địa bị bệnh ở Malaya. Từ đó, vị bác sĩ trẻ tích luỹ được gần 40.000 bức ảnh, 400 bản ghi âm và 25 tiếng ghi hình ở khắp Đông Nam Á.

Trong số đó, ông ghi lại nhiều hình ảnh về Singapore những năm “non trẻ” cả trước và sau khi độc lập.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 1.

Quang cảnh con đường Stamford Road nhìn ra bến cảng Singapore. Bảo tàng Quốc gia và toà nhà YMCA cũ phía bên phải. Phía sau là Nhà thờ Thánh Andrew và Toà án Tối cao. Bức ảnh này được chụp vào cuối những năm 1950, trước khi Thư viện Quốc gia được xây dựng.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 2.

Nông trang trồng rau truyền thống ở Potong Pasir. Vào những năm 1960, đây là phương pháp canh tác ngoài trời hiệu quả nhất thế giới.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 3.

Quang cảnh Trung tâm OCBC cao 198m sừng sững giữa các căn nhà ở khu phố Tàu vào giữa thập niên 1970.

Ông Kazymir Rabier, cháu trai của tiến sĩ Ivan Polunin, nói rằng Tiến sĩ có mối quan tâm sâu sắc đến nghiên cứu văn hoá và nhân chủng học.

Trao đổi với tờ The Straits Times, kỹ sư phần mềm 27 tuổi nói về bộ sưu tập của ông nội mình: “Mọi người trong thế hệ của tôi đều ý thức được cú xoay chuyển kỳ diệu của Singapore trong khoảng 60 năm qua. Nhưng để nhìn thấy bằng chứng rằng điều đó đẹp đến nhường nào, thì những tấm ảnh thước phim chất lượng cao rất hiếm”.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 4.

Lễ hội thể thao trên biển mừng năm mới tại Cảng Singapore vào năm 1951. Kể từ năm 1834, người dân mừng năm mới bằng các cuộc đua thuyền cho đến đầu thập niên 1960.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 5.

Ảnh chụp Cầu Benjamin Sheares đang được xây dựng vào cuối những năm 1970. Cây cầu này được hoàn thành vào năm 1981.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 6.

Một ngọn đồi ở Queenstown được san phẳng để xây dựng nhà ở chung cư do chính phủ xây dựng (gọi là HDB). Đầu tiên, nó được san bằng máy ủi, sau đó những người đàn ông và phụ nữ dùng cangkul (tiếng Mã Lai nghĩa là cuốc) để hoàn thành nốt công việc.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 7.

Trẻ em chơi với những chiếc thuyền mô hình, được gọi là jongs, ở Pulau Sudong, hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía nam Singapore, vào những năm 1970.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 8.

Ảnh được chụp vào những năm 1970. Những căn nhà phố này được xây trong khoảng thời gian từ những năm 1840-1950. Nhiều căn nhà xây sau sẽ cao hơn. Một số toà nhà 4-5 tầng đứng cạnh những căn nhà 2 tầng đơn giản.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 9.

Hình ảnh Cảng Keppel chụp những năm 1970. Cột tháp cáp treo nằm trên Pulau Selegu trước đây. Đảo Keppel khi ấy vẫn chưa được nối với đất liền.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 10.

Cách đánh bắt cá độc đáo của ngư dân Singapore cuối những năm 1960.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 11.

Kelong là kiểu nhà làm bằng gỗ trên mặt nước chủ yếu để đánh bắt cá, từng rất phổ biến tại vùng biển Singapore và Malaysia. Ảnh chụp vào cuối những năm 1960.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 12.

Đội múa lân biểu diễn dọc đường North Bridge vào tháng 2/1975.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 13.

Khi sân bay Paya Lebar mới khai trương vào tháng 8/1955, sân bay Kallang cũ để lại một khoảng không rộng lớn. Một trong những sự kiện đầu tiên được tổ chức tại đây là Triển lãm Nông nghiệp Singapore, bắt đầu từ ngày 30/6 đến ngày 6/7/1956.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 14.

Vào buổi tối, Phố Albert và Phố Bugis trở nên nhộn nhịp với các hàng quán đồ ăn ngoài trời, nhiều món ngon và giá cả phải chăng. Bức ảnh này được chụp năm 1971.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 15.

Ảnh chụp vào những năm 1960 tại Clarke Quay. Những chiếc thuyền lớn neo đậu và hàng hóa được dỡ xuống những chiếc thuyền nhỏ hơn gọi là tongkang hoặc twakow, để đưa đến các kho hàng ven sông Singapore.

Tiến sĩ Polunin qua đời năm 2010, hưởng thọ 90 tuổi. Ông đã dành những năm tháng cuối đời để biên soạn một cuốn sách kể lại quá khứ của Singapore.

Trong quá trình tìm hiểu lịch sử Singapore từ kho lưu trữ của ông nội, ông Rabier nhận thấy công việc canh tác rất phổ biến vào thời kỳ đó. “Nông nghiệp là một ngành lớn vào thời điểm đó, chiếm 9% GDP”, ông nói.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 16.

Con trai cả của một nông dân đang tưới rau trong một trang trại trồng rau truyền thống của Trung Quốc ở Paya Lebar vào năm 1961. Trang trại này còn nuôi lợn, vịt, gà và chim bồ câu.

Ngày nay, những cánh đồng rộng lớn từng để trồng rau và chăn nuôi trở thành đất xây dựng các toà chung cư.

Đối với bà Asmara Rabier, cháu gái của Tiến sĩ Ivan Polunin, việc xem lại các đoạn phim và bức ảnh mô tả những người đi xúc phân bón, người viết thư, người làm mì, phụ nữ lao động nhập cư (Samsui women), công nhân xây dựng, cũng như nông dân khiến lịch sử trở nên sống động.

Bà nói: “Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là ngay cả cuối những năm 1960,1970, vẫn có những người trụ vững nhờ đất đai”.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 17.

Trước khi giáo dục bắt buộc được phổ cập, nhiều người Singapore không biết đọc, không biết viết. Họ phải nhờ đến “người viết thư hộ”.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 18.

Các nghệ sĩ chuẩn bị cho buổi biểu diễn bên sông năm 1961.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 19.

Một người phụ nữ xâu những chiếc lá attap lại với nhau để làm mái che cho ngôi nhà vào khoảng năm 1978.

Xuất hiện loạt ảnh cực hiếm kể câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” của “con hổ” Đông Nam Á - Ảnh 20.

Hai thợ hàn của Hume Industries đang làm việc, khoảng năm 1980.

Bà Rabier nói rằng khối “gia sản” phong phú của ông cô thể hiện lòng nhân ái sâu sắc, cũng như tình yêu và sự tôn trọng của ông đối với thiên nhiên và con người.

“Tôi thực sự tin rằng tất cả chúng ta có thể rút ra một bài học quý giá từ câu chuyện này”, bà nói.

Theo The Straits Times

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên