Xuất hiện loạt dự báo mới, triển vọng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới của Trung Quốc đối mặt nhiều trở ngại
IMF vừa điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc trong năm nay.
- 11-10-2023Triệu phú tự thân U70 tiết lộ công thức làm giàu kỳ lạ gói gọn trong 2 quy tắc: Đừng tiết kiệm, ‘cất tiền trong túi’ chỉ có dại
- 11-10-2023Trung Quốc xây dựng thành công siêu đập thủy điện ‘thông minh’: Top 3 thế giới về lượng điện, chi phí khủng 151 nghìn tỷ, được trang bị hàng loạt ‘thiết bị tiên tiến’ khiến 1 vết nứt cũng không lọt
- 10-10-2023Khó cạnh tranh ‘trực diện’ với Trung Quốc, Mỹ,...Nhật Bản tập trung phát triển thị trường ngách nhưng cực quan trọng, dự kiến tạo ra đột phá cho thị trường xe điện toàn cầu
Nhiều năm trở lại đây, một số chuyên gia kinh tế luôn cố dự đoán khi nào GDP Trung Quốc có thể vượt GDP Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khoảng cách giữa 2 nền kinh tế đã có sự thu hẹp đáng kể. Đến năm 2010, GDP Trung Quốc đã bằng 40% GDP Mỹ.
Liệu dữ báo có thể trở thành hiện thực?
Tuy nhiên, South China Morning Post (SCMP) vừa cho biết trong năm nay, cách biệt giữa nền kinh tế 2 nước có phần nới rộng. Đồng nhân dân tệ mất giá, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc trong năm nay từ 5,2% xuống còn 5%.
Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) mới được công bố cũng điều chỉnh và giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm tới từ 4,8% xuống còn 4,2%.
Mặt khác, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cho nền kinh tế Mỹ vào năm 2023 từ 1,8% lên 2,1% và từ 1% lên 1,5% cho năm 2024. Tình hình tài chính của các gia đình và doanh nghiệp Mỹ sau đại dịch cũng không bị ảnh hưởng nặng nề với chi tiêu tiêu dùng vẫn mạnh mẽ trong thời gian qua.
“Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều biến động trong lĩnh vực bất động sản cũng như chi tiêu tiêu dùng giảm”, báo cáo viết. Tuy nhiên, Wang Yongli, tổng giám đốc China International Futures, cho rằng Trung Quốc vẫn đang có “cơ hội” và triển vọng để thay đổi. Điều cấp thiết là đưa ra các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng, ông cho biết.
Ông Wang Huiyao, người sáng lập tổ chức Centre for China and Globalisation thì cho rằng các nền tảng kinh tế cơ bản của Trung Quốc vẫn vững chắc. Theo SCMP, mục tiêu của Trung Quốc là thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi vào năm 2035.
Được biết, trong nửa đầu năm 2023, GDP của Trung Quốc bằng 64,5% quy mô của Mỹ, trượt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020 trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ tốt hơn mong đợi. Con số này từng đạt mức cao kỷ lục 77,3% vào năm 2021, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vượt quá 8% trong khi Mỹ tăng trưởng 5,7%. Tuy nhiên, năm ngoái, con số này đã gia còn 70,7%.
Đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhiều chuyên gia nhận định viễn cảnh Trung Quốc “vượt Mỹ” sẽ ngày càng khó khăn thậm chí là khó có thể xảy ra. Hồi năm 2015, EIU từng dự đoán quốc gia châu Á này sẽ khó có thể vượt Mỹ trước năm 2032 - chậm 8 năm so với dự đoán trước đó 1 năm.
Tuy nhiên, vẫn có những chuyên gia lạc quan và tin tưởng vào nền kinh tế Trung Quốc. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Viện Lowy cho rằng viễn cảnh này sẽ xảy ra trong những năm 2030.
Triển vọng
Sau thời gian áp dụng chính sách Zero Covid nghiêm ngặt, Chính phủ Trung Quốc đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế từ cuối năm ngoái với hy vọng thúc đẩy nền kinh tế có thể phát triển mạnh mẽ.
Gần đây, Trung Quốc đã đón tin vui mới trong kỳ nghỉ Tuần lễ vàng. Được biết, số lượng du khách Trung Quốc đã quay trở lại mức trước đại dịch - điều này đã tạo động lực cho nền kinh tế của nước này.
Theo số liệu từ Chính phủ Trung Quốc, doanh thu du lịch trong thời gian nghỉ vừa qua đạt khoảng 753 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 103 tỷ USD. Nó đã tăng 1,5% so với năm 2019 và tăng 130% so với năm ngoái.
Tham khảo SCMP, The Economist Times
Nhịp sống thị trường