Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng
Sau nhiều tháng chững lại, Trung Quốc đang tăng cường mua gạo của Việt Nam.
- 09-05-2023Hạt gạo Việt bội thu: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm vượt 1,5 tỷ USD, tăng gấp rưỡi cùng kỳ 2022, mạnh nhất trong các nông sản chủ lực
- 07-05-2023Xuất hiện thêm một quốc gia tăng cường nhập khẩu gạo của Việt Nam, sản lượng xuất khẩu bất ngờ tăng vọt hơn 3.000% trong quý 1
- 06-05-2023Xuất khẩu gạo tăng cao nhất nhóm nông sản chủ lực
- 01-05-2023Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên mức cao nhất trong hơn hai tháng
Nhiều doanh nghiệp liên tục đàm phán được các hợp đồng xuất khẩu mới. Theo Tổng cục Hải quan, giá gạo xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt 589 USD/1 tấn, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc cũng là thị trường có mức giá bình quân của mặt hàng này cao nhất trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Nguyên nhân được cho là Trung Quốc đã thông báo mở cửa nhập khẩu trở lại. Ngoài ra, nước này cũng đang cần những nguồn cung thay thế mới cho các dòng gạo phẩm cấp thấp để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Gạo của Việt Nam lại được lợi thế về giá. Trong khi đó, các nguồn cung chính là Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm, còn Pakistan thì đang sụt giảm sản lượng.
Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp cho rằng, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng. Nguyên nhân do hạn hán kéo dài khiến sản lượng niên vụ 2021 - 2022 của nước này giảm 2%. Vì vậy, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhập khẩu thêm 6 triệu tấn gạo trong niên vụ 2022 - 2023.
Trong báo cáo mới đây, Fitch Solutions cho biết thị trường gạo toàn cầu sẽ ghi nhận mức thiếu hụt lớn nhất trong hai thập kỷ vào năm 2023. Fitch Solutions là đơn vị nghiên cứu vĩ mô và là công ty liên kết của hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Fitch Ratings.
Theo đó, báo cáo dự báo niên vụ 2022 - 2023, toàn cầu sẽ thiếu hụt 8,7 triệu tấn gạo, mức thâm hụt lớn nhất kể từ niên vụ 2003 - 2004. Đây là cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
VTV